Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước thải đà nẵng (Trang 25 - 29)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg

Frederick Herzberg (1959) bắt đầu nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc từ giữa năm 1950. Năm 1959, ông đã phát triển thuyết hai yếu tố trên nghiên cứu của Mayo and Coch & French. Yếu tố thứ nhất là yếu tố duy trì và yếu tố thứ hai là yếu tố thúc đẩy. Tuy nhiên, trong mô hình của mình, Herzberg cho rằng vẫn tồn tại một khoảng trung tâm là trung tính, nghĩa là ngƣời công nhân không cảm thấy thỏa mãn mà cũng không cảm thấy không thỏa mãn.

Các yếu tố thúc đẩynhƣ sự thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm, bản chất công việc và cơ hội phát triểnđƣợc xem nhƣ là những yếu tố nội tại. Các yếu tố duy trìnhƣ điều kiện làm việc, chính sách của công ty, sự giám sát, mối quan hệ giữa các cá nhân, tiền lƣơng, địa vị và công việc an toànđƣợc xem là những yếu tố tác động từ bên ngoài.

thứ hai là về môi trƣờng mà trong đó công việc đƣợc thực hiện. Hezberg cho rằng nguyên nhân đem đến sự hài lòng nằm ở nội dung công việc, còn nguyên nhân gây bất mãn nằm ở môi trƣờng làm việc.

Đối với các nhân tố thúc đẩy nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn, từ đó sẽ tạo động lực cho ngƣời lao động làm việc tích cực và chăm chỉ hơn. Nhƣng nếu giải quyết không tốt thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chƣa chắc đã bất mãn.

Đối với các nhân tố duy trì, nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nhƣng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chƣa chắc đã có tình trạng thỏa mãn. Sự bất mãn chỉ xảy ra khi những yếu tố mang tính duy trì không hiện diện trong công việc: lƣơng, an toàn trong công việc, điều kiện làm việc, chính sách công ty, mối quan hệ với đồng nghiệp, địa vị và sự giám sát.

Nhiều nghiên cứu đã đƣa ra kết quả không ủng hộ sự phân chia hai nhóm nhân tố nhƣ trên của Herberg cũng nhƣ bác bỏ việc cho rằng các nhân tố duy trì không mang lại sự thỏa mãn trong công việc (Kreitner & Kinicki, 2007). Thực tế cho thấy rằng các nhân tố thuộc hai nhóm trên đều có ảnh hƣởng ít nhiều đến sự thỏa mãn trong việc. Tuy nhiên, thông qua lý thuyết của Hezberg ta cũng có thể thấy đƣợc tầm quan trọng của nhân tố thúc đẩy trong việc mang lại sự thỏa mãn trong công việc cũng nhƣ tác động của các nhân tố duy trì trong việc dẫn đến sự bất mãn của nhân viên.

Yếu tố thúc đẩy: Là các yếu tố thuộc bên trong công việc khiến ngƣời lao động cảm thấy hứng thú và thỏa mãn. Khi thiếu vắng các yếu tố này thì ngƣời lao động sẽ biểu lộ sự không hài lòng, lƣời biếng, làm việc kém hiệu quả. Theo Herzberg thì đây chính là các “yếu tố thỏa mãn”, các yếu tố tạo động lực lao động.

Yếu tố duy trì: Là các yếu tố thuộc bên ngoài công việc cần thiết phải có để duy trì trạng thái làm việc hiệu quả và ngăn ngừa những biểu hiện không mong đợi của ngƣời lao động. Có một điều đáng chú ý là ngay cả khi những yếu tố này đƣợc thỏa mãn cao thì cũng không có tác dụng tạo động lực lao động. Tuy nhiên, khi không đảm bảo đƣợc các yếu tố duy trì thì sẽ khiến ngƣời lao động chán nản, bất mãn, không hài lòng và làm việc giảm sút.. Herberg gọi đây là các “yếu tố gây bất mãn”, các yếu tố không tạo ra động lực lao động.

Thuyết hai nhân tố của Herzberg có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản trị trên các phƣơng diện sau:

(1) Những nhân tố làm thỏa mãn người lao động là khác với các nhân tố tạo ra sự bất mãn. Vì vậy, bạn không thể mong đợi sự thỏa mãn của người lao động bằng cách đơn giản là xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.

(2) Việc động viên nhân viên đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng, đồng thời cả hai nhóm nhân tố duy trì và động viên, không thể chỉ chú trọng một nhóm nào cả.

Hình 1.3.Học thuyết đo lường động lực làm việc của Herzberg

Công việc có ý nghĩa Cảm nhận về sự hoàn thành

Cơ hội thăng tiến Sự công nhận khi hoàn

thành công việc

Mức lƣơng Sự giám sát Điều kiện làm việc Các chính sách quản trị

Nhân tố động viên

Nhân tố duy trì

Động lực làm việc

Tuy nhiên, học thuyết của F.Herzberg đã bị các nhà nghiên cứu phê phán là không hoàn toàn phù hợp với thực tế vì đối với một ngƣời lao động cụ thể, các yếu tố này hoạt động đồng thời chứ không tách rời nhau.(1)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước thải đà nẵng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)