7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Các yếu tố thuộc về môi trƣờng
Những yếu tố thuộc về môi trƣờng tổ chức:
-Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức là hệ thống tƣ duy, hành động của
con ngƣời trong tổ chức nhất định và đã đƣợc nâng lên thành phong cách chung của mỗi thành viên. Nó có sức mạnh lôi cuốn các thành viên trong tổ chức chấp nhận giá trị của tổ chức và thực hiện theo một cách tự nguyện.
-Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp: Khi tạo động lực . Uy tín lãnh đạo có thể tác động đến mọi đối tƣợng và không có một giới hạn phạm vi cụ thể nào.
-Cơ cấu tổ chức: Một cơ cấu tổ chức hợp lý, rõ ràng, gọn nhẹ, không bị
chồng chéo các nhiệm vụ thì thông tin trao đổi giữa cấp trên và cấp dƣới nhanh hơn giúp giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Hơn nữa, ngƣời lao động có thể xác định rõ đƣợc địa vị của mình trong tổ chức, từ đó họ sẽ chủ động hơn trong công việc, có ý thức phấn đấu hơn và làm việc hiệu quả hơn.
-Trình độ kỹ thuật công nghệ: Công nghệ hiện đại sẽ giúp đỡ ngƣời
lao động rất nhiều trong quá trình làm việc còn công nghệ lạc hậu sẽ khiền ngƣời lao động thấy nhàm chán, ít sáng tạo. Tuy nhiên, khi công nghệ càng
hiện đại thì càng cần ít ngƣời lao động. Ngƣời lao động sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn để có việc làm. Họ cũng phải luôn tìm tòi học hỏi để có thể sử dụng đƣợc các trang thiết bị mới.
-Điều kiện làm việc: Điều kiện lao động tốt thông qua việc bố trí và
phục vụ nơi làm việc hợp lý sẽ đảm bảo cho công việc diễn ra thông suốt, không bị gây cản trở, đem lại năng suất cao, kích thích ngƣời lao động hăng say với công việc. Hơn thế nữa, điều kiện lao động tốt còn có thể duy trì khả năng làm việc và đảm bảo sức khỏe cho ngƣời lao động, giảm thiểu tai nạn lao động…từ đó khiến ngƣời lao động có thể yên tâm làm việc.
-Chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách nhân sự trong tổ chức: Đây là công cụ tác động mạnh nhất tới quá trình tạo động lực cho
ngƣời lao động. Nếu các chính sách nhân sự đem lại cho ngƣời lao động càng nhiều lợi ích thì họ càng yên tâm làm việc và nâng cao sự trung thành. Tuy nhiên, một chính sách nhân sự dù có hay tới mấy mà không đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh, rõ ràng, cụ thể, công bằng… thì cũng sẽ không có tác dụng tạo động lực lao động mà còn có thể có tác dụng ngƣợc lại.
-Cơ cấu về sản phẩm dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh: Những ngành
mà có sự cạnh tranh cao thì đòi hỏi ngƣời lao động phải luôn phấn đấu, nếu không sẽ bị đào thải vì không đáp ứng nhu cầu công việc và ngƣợc lại.
-Thể chế và các yếu tố xã hội:
-Luật pháp: Một nƣớc có hệ thống luật pháp nói chung và luật pháp về
lao động nói riêng mà rõ ràng, chặt chẽ thì sẽ khiến ngƣời lao động đƣợc bình đẳng hơn, an tâm hơn khi làm việc. Ngoài ra, hệ thống luật pháp ổn định còn thể hiện sự vững mạnh về chính trị của quốc gia, khiến nhiều nhà đầu tƣ quan tâm hơn tới môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc, từ đó mở thêm nhiều cơ hội việc làm với những quyền lợi cao hơn cho ngƣời lao động.
-Văn hóa dân tộc: Văn hóa dân tộc luôn hiện hữu và ảnh hƣởng tới
hành vi của từng cá nhân. Nó tác động tới nhận thức về công việc, về lợi ích, về các mối quan hệ trong tổ chức,... Văn hóa dân tộc khác nhau còn dẫn tới khác biệt về nhu cầu và mong muốn của các cá nhân tức là khác biệt về động lực lao động.
-Phúc lợi xã hội: Hệ thống phúc lợi xã hội thể hiện sự thịnh vƣợng của
nền kinh tế cũng nhƣ sự quan tâm của toàn xã hội tới từng ngƣời dân. Phúc lợi xã hội giúp đảm bảo cuộc sống cho mỗi thành viên trong cộng đồng, khiến họ có thể chú tâm hơn tới công việc của mình.