Các nghiên cứu ứng dụng mô hình mƣời yếu tố của Kovach

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước thải đà nẵng (Trang 39 - 42)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Các nghiên cứu ứng dụng mô hình mƣời yếu tố của Kovach

+ Charles & Marshall (1992) nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Caribean. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Yếu tố nào tác động nhiều nhất đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn ở Caribean; 2)

Xem có sự khác nhau trong động lực làm việc giữa các đặc điểm cá nhân khác nhau; 3) Khám phá ý nghĩa nghiên cứu để cung cấp cho các nhà quản lý khách sạn ở Caribean. Mẫu nghiên cứu 225 nhân viên từ bảy khách sạn ở hoàn đảo Bahamas thuộc vùng biển Caribean. Bảng câu hỏi dựa trên mô hình mƣời yếu tố công việc của Kovach và các câu hỏi thuộc đặc điểm cá nhân. Nhân viên đƣợc yêu cầu xếp hạng các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc của họ theo thứ tự từ 1 đến 10 với 1 là quan trọng nhất và 10 là ít quan trọng nhất. Charles & Marshall (1992) phân chia đáp viên thành hai nhóm: nhóm liên quan đến giới tính và trình độ học vấn; nhóm liên quan đến vị trí tổ chức, số lƣợng khách hàng tƣơng tác, số năm làm việc. Kết quả cho thấy các đáp viên có trình độ đại học tuổi từ 19 – 25, hầu hết là nữ đều có sự tƣơng tác cao với khách hàng. Trong nghiên cứu này, các nhân tố động lực ảnh hƣởng nhiều nhất đến nhân viên là: thu nhập, điều kiện làm việc và đƣợc đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện

+ Simons & Enz (1995) nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực của

nhân viên khách sạn. Mục đích của nghiên cứu: 1) Điều tra về các yếu tố nào tác động đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn tại Mỹ Và Canada. 2) Phát hiện những khác biệt giữa động lực của nhân viên khách sạn khác với nhân viên làm trong các ngành công nghiệp khác. 3) Xem có sự khác nhau trong động lực dựa trên giới tính và tuổi. 4) Có sự khác biệt trong động lực làm việc dựa vào các bộ phận khác nhau trong khách sạn. Nghiên cứu sử dụng 10 yếu tố công việc động viên của Kovach để làm công cụ điều tra ban đầu. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 278 nhân viên của mƣời khách sạn khác nhau tại Mỹ và Canada. Ngƣời trả lời xếp hạng những gì nhân viên thấy tác động nhất đến động lực làm việc của họ theo thứ tự từ 1 đến 10. Với 1 là quan trọng nhất và 10 là ít quan trọng nhất. Đồng thời thu thập thông tin cá nhân: giới tính, độ tuổi, bộ phận công tác để so sánh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Mức lƣơng tốt, bảo đảm việc làm và cơ hội thăng tiến và phát triển là quan trọng đối với nhân viên khách sạn tại Mỹ và Canada. Theo Simons & Enz, nghiên cứu này đã chứng minh rằng không có bất kỳ sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn ở Mỹ và Canada. Và nghiên cứu cũng đã có thể chứng minh sự khác biệt nhiều giữa ngƣời lao động công nghiệp và nhân viên khách sạn.

+ Lê Thị Thùy Uyên (2007) nghiên cứu các yếu tố tạo động lực cho nhân viên dựa trên mô hình mƣời yếu tố động viên của Kovach. Mục tiêu của đề tài: 1) Các yếu tố tạo động lực cho nhân viên. 2) Thông qua việc sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố kiểm định (CFA) và dựa trên mẫu khảo sát với 482 cán bộ nhân viên đang làm việc toàn thời gian trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Đà Nẵng và Kontum. Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc đƣợc hiệu chỉnh gồm tám thành phần: (1) Tiền lƣơng cao; (2) Công việc lâu dài; (3) Điều kiện làm việc tốt; (4) Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (5) Công việc thú vị; (6) Đƣợc tự chủ trong công việc; (7) Đƣợc công nhận đầy đủ trong công việc; (8) Lãnh đạo công ty.

Nhƣ vậy, điểm qua các nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên trong công việc ở các lĩnh vực cũng nhƣ ở các quốc gia khác nhau, ta có thể thấy mô hình mƣời yếu tố công việc động viên của Kovach (1987) đã đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến trong việc tìm hiểu mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố công việc đến động lực làm việc của nhân viên ở các lĩnh vực, quốc gia khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều kiểm định đƣợc rằng các yếu tố trong mƣời yếu tố công việc của Kovach đã tạo đƣợc động lực làm việc của nhân viên, hoặc ở nƣớc này hoặc ở nƣớc khác, hoặc ở lĩnh vực này hoặc ở lĩnh vực khác. Điều này cũng nói lên rằng, động lực làm việc của

nhân viên phụ thuộc vào mƣời yếu tố chính là cảm giác đƣợc tham gia, sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân, công việc thú vị, sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, đƣợc công nhận đầy đủ thành tích công việc, công việc ổn định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước thải đà nẵng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)