Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước thải đà nẵng (Trang 29 - 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Học thuyết về sự mong đợi ra đời vào những năm 30 của thế kỉ XX, nhƣng vào thời gian này nó chƣa phải là học thuyết về động lực làm việc. Vroom (1964) đã đƣa Học thuyết về sự mong đợi vào lĩnh vực nghiên cứu động cơ. Vroom cho rằng hành vi và động lực làm việc của con ngƣời không nhất thiết đƣợc quyết định bởi hiện thực mà nó đƣợc quyết định bởi nhận thức của con ngƣời về những kỳ vọng của họ trong tƣơng lai. Lý thuyết này xoay quanh ba khái niệm cơ bản (Kreitner & Kinicki, 2007) hay ba mối quan hệ

(Robbins, 2002):

- Kỳ vọng (Expectancy):là niềm tin rằng nỗ lực sẽ dẫn đến kết quả tốt. Khái niệm này đƣợc thể hiện thông qua mối quan hệ giữa nỗ lực (effort) và kết quả (performance).

- Tính chất công cụ (Instrumentality):là niềm tin rằng kết quả tốt sẽ dẫn đến phần thƣởng xứng đáng. Khái niệm này đƣợc thể hiện qua mối quan hệ giữa kết quả (performance) và phần thƣởng (outcome/rewards).

- Hóa trị (Valence):là mức độ quan trọng của phần thƣởng đối với ngƣời thực hiện công việc. Khái niệm này đƣợc thể hiện thông qua mối quan hệ giữa phần thƣởng (rewards) và mục tiêu cá nhân (personal goals).

Hình 1.4.Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Thuyết kỳ vọng của V. Vroom đƣợc xây dựng theo công thức:

M= E x V x I (1)

Trong đó: M : Là động cơ thúc đẩy ngƣời lao động E : Là kỳ vọng cá nhân

V : Là giá trị của phần thƣởng I : Là các công cụ tạo động lực.

Theo Victor Vroom, động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân rằng: một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thƣởng nhƣ mong muốn.

* Ý nghĩa của học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Nỗ lực (Effort) Hành động (Performance) Phần thƣởng (Rewards) Mục tiêu (Goals) Kỳvọng Tính chất công cụ Hóa trị

Ứng dụng lý thuyết này vào nghiên cứu, ta thấy rằng muốn ngƣời lao động có động lực hƣớng tới mục tiêu nào đó (dĩ nhiên mục tiêu này gắn liền với mục tiêu của tổ chức) thì ta phải tạo nhận thức ở ngƣời lao động đó rằng nỗ lực của họ sẽ mang lại những phần thƣởng nhƣ họ mong muốn. Muốn có đƣợc nhận thức đó trƣớc hết công ty phải đƣa ra đƣợc những phƣơng hƣớng, những chính sách và truyền thông trong tổ chức thật tốt. Tất cả nhân viên biết làm thế nào đạt đƣợc mực tiêu cao nhất và với kết quả đạt đƣợc này họ sẽ nhận đƣợc phần thƣởng cao nhất xứng đáng với nỗ lực của họ. Nắm rõ đƣợc mục tiêu của tổ chức, mục tiêu của cá nhân và làm thế nào để đạt đƣợc cũng nhƣ thỏa mãn về thƣởng phạt công minh cũng sẽ giúp họ tin rằng những kết quả họ đạt đƣợc chắc chắn sẽ nhận đƣợc sự ghi nhận cũng nhƣ sự tƣởng thƣởng của công ty từ đó tạo nên đƣợc động lực làm việc cao nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty thoát nước và xử lý nước thải đà nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)