Nhìn trong toàn bộ lịch sử của loài người, “nhà nước chứa một dấu ngoặc đơn của lịch sử”. Vì rằng, xã hội loài người đã trải qua hàng triệu năm, song nhà nước thì mới xuất hiện chỉ có mấy nghìn năm. Nhưng ngay từ khi xuất hiện nhà nước lại là một tiêu điểm về sự quan tâm của con người và các cộng
20
triết học phương Tây, từ thời cổđại đến thời cận đại đã phản ánh trong đó những tri thức chung nhất của nhân loại về nguồn gốc, bản chất... và các loại hình tổ chức nhà nước.
- Cơ sở lý luận
Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, do những đòi hỏi của lịch sử xuất phát từ khát vọng về tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền con người của nhân dân, đã có hai thời kỳ xuất hiện nhiều tư tưởng, quan điểm tích cực và tiến bộ
về NNPQ. Đó là thời kỳ Hy Lạp, La Mã cổđại và thời kỳ cận đại ở châu Âu. Trong thời kỳ cổđại ở phương Tây, những tư tưởng tích cực, tiến bộ về
NNPQ được thể hiện khá rõ nét gắn liền với quá trình phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ và nền cộng hòa dân chủ ở Aten và La Mã, với các nhà tư
tưởng tiêu biểu như Xolon, Pithagore, Heraclite, Democrite, Socrate, Platon, Aristotle…
Cùng với sự thể chế hóa nền dân chủ chủ nô, những mầm mống pháp quyền bắt đầu xuất hiện từ những cải cách của Xolon (638 – 559 trước Công nguyên (tr.CN). Chứng kiến tính chất quân chủ chuyên chế của nhà nước Hy Lạp đương thời, Xolon cho rằng: “luật pháp giống như cái mạng nhện; chúng làm cho kẻ yếu đuối sợ sệt, còn kẻ mạnh thì phá tan chúng” [85, tr.29]. Ông chủ trương cải cách triệt để nhà nước thành bang Hy Lạp và yêu cầu quyền lực phải được đặt ngang hàng với pháp luật, cả hai đều là phương tiện để đạt
đến tự do và công bằng. Ông nói: “chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tự
và tạo nên sự thống nhất” [68, tr.220]. Đến giữa thế kỷ thứ VI, Pithagore (580 – 500 tr.CN) đòi phải thực hiện mệnh lệnh của nhà nước, tức là phải tuân thủ
pháp luật. Pháp luật phải đứng cao hơn các phong tục, tập quán truyền thống. Trên quan điểm duy vật biện chứng, Herodotes (480 – 425 tr.CN) được xem như người cha của chính trị học, ông là người đầu tiên đặt ra và so sánh ba hình thức cai trị cơ bản của thế giới cổ đại (quân chủ – quý tộc – dân chủ).
21
Ông khẳng định, quyền lực trong xã hội không thuộc về tay người đứng đầu mà phải là của nhân dân, xã hội phải được quản lý công bằng trước pháp luật. Còn đối với Democritus (460 – 370 tr.CN) thì cho rằng:
“Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài của con người nhằm liên kết với nhau thành cộng đồng. Nhà nước là sự thể
hiện quyền lực chung của công dân. Tự do của công dân nằm trong sự
tuân thủ pháp luật” [77, tr.13].
Các nhà tư tưởng đã tiến thêm những bước dài khi tìm thấy được sự
khác nhau giữa quyền tự nhiên và luật pháp của thị quốc. Trong sốđó phải kể đến Socrates (469 – 399 tr.CN), ông đã xác định lý trí là bản nguyên của cả tự
nhiên lẫn luật pháp, đạo đức và chính trị, thậm chí đồng nhất cái hợp lý, cái công bằng và cái hợp lệ. Socrates cho rằng không thể có dân chủ nếu không có pháp luật hoặc nếu có pháp luật nhưng pháp luật đã trở nên bất lực. Ông
đánh giá thấp sự sáng suốt chính trị của Hội nghị nhân dân qua tuyên bố: “Chẳng lẽ bạn không thấy xấu hổ trước những người bán len dạ, những nông dân, những thương gia, và những kẻ chợ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mỗi một việc là làm sao mua rẻ bán đắt đó sao? Thế mà hội nghị
nhân dân lại hình thành từ những hạng người ấy” [104, tr.50].
Có thể nói rằng, Socrates là người đã thực hiện bước ngoặt từ triết học tự nhiên sang triết học đạo đức, từ chủ nghĩa duy vật sang chủ nghĩa duy tâm. Sự lý tưởng hóa các quan hệ chính trị, thoát ly khỏi mảnh đất hiện thực, trần tục cũng chính là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm về chính trị. Tuy nhiên, những phê phán của Socrates đối với sự tha hóa nhân cách của các thế lực núp bóng dân chủđể mưu lợi cho cá nhân luôn có ý nghĩa lịch sử tích cực.
Plato (427 – 347 tr.CN) và Aristoteles (384 – 322 tr.CN) là những tên tuổi lớn của thế giới cổ đại đã suy nghĩ về bước phát triển mới của xã hội, về
22
Tư tưởng của Plato về nhà nước, chính trị, pháp luật được đề cập trong các trước tác như: Phaedo (Đối thoại), The Republic (Cộng hòa), Laws (Luật pháp)… Plato đã lập luận rằng:
“những hệ thống chính trị thông thường (chế độ dân chủ, chế độ quân chủ, chế độ đầu sỏ, chế độ độc tài) vốn đã đồi bại, và nhà nước phải
được cai trị bởi một giai cấp ưu tú gồm những nhà triết học được giáo dục từ nhỏ để trở thành người cai trị và được tuyển chọn trên cơ sở
năng lực” [45, tr.140].
Đối với chế độ dân chủ, Plato đã không nêu lên hình thức xuyên tạc của dân chủ, mà cho rằng bản thân nó, một nền dân chủ thuần túy, đã là hình thức cai trị tồi tệ nhất từ tất cả các hình thức hiện tồn.
Trong khi liệt kê ra hình thức cai trị hiện có và phê phán chế độ dân chủ Athens, Plato chủ trương xây dựng một thể chế nhà nước mới mà theo ông sẽ đảm bảo sự bình đẳng và công bằng trong xã hội. Trong nhà nước lý tưởng của Plato, tính bền vững và nghiêm minh của định chế luật pháp được chú trọng đặc biệt. Ông nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của các nhà nước mà ở đó pháp luật không được đề cao và nằm dưới quyền lực của một ai đó. Ông cho rằng, “ở đâu có pháp luật được định ra, thì ở đó mới có chế độ nhà nước” [77, tr.13-14].
Sau sự sụp đổ của nền dân chủ Athens vào giữa thế kỷ IV tr. CN đã làm cho Aristoteles có những kết luận mới về nhà nước. Ông là người đầu tiên chỉ
ra sự phân quyền trong bộ máy nhà nước thành lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Theo Aristoteles, nhà nước như một thực thể phức tạp, tập hợp những cá thể khác nhau về chức phận, về tình trạng của cải, phẩm chất đạo đức, địa vị, trình độ học vấn… Thể chế chính trị là một trật tự làm cơ sở cho sự phân chia quyền lực nhà nước và đảm bảo cho sức mạnh của luật pháp. Luật pháp không từ trên trời rơi xuống mà được xây dựng trên những giá trị truyền
23
thống, phong tục, tập quán lâu đời… và vì thế luật pháp có tính chất bền vững và thiêng liêng.
Nếu như thời kỳ cổ đại, tư tưởng triết học chính trị nảy nở và chứa
đựng nhiều yếu tố tiến bộ thì sang thời kỳ Trung cổ, kéo dài hơn 10 thế kỷ
nhưng tư tưởng triết học chính trị dường như tiến rất chậm chạp, đôi khi còn thụt lùi so với thời kỳ cổ đại. Thời kỳ Trung cổ nổi lên tư tưởng chủ yếu của hai vị Thánh – Augustine và Thomas d’Aquinas. Augustine (354 – 430) – người bảo vệ trung thành những tín điều Ki–tô, ông chống lại tư tưởng “an phận” của người Hy Lạp cổđại và cho rằng, công dân cần phải tuân theo lệnh của chính quyền và chiến đấu trong các cuộc chiến tranh chính nghĩa chứ
không nên “trông chờ” hoặc “ỷ lại” vào nhà nước. Ông còn cho rằng, nhà nước của mọi công dân không phải là “Thành quốc lý tính” như các thành bang của Hy Lạp mà là “vương quốc vĩnh hằng” ở bên ngoài trần thế, nhà nước giúp duy trì hòa bình và thực thi luật pháp là do Thượng đế trao cho. Thomas d’Aquinas (1225 – 1274) đã thể hiện sự đồng tình với quan điểm của Aristote. Đối với ông, nhà nước là một thiết chế tự nhiên, không phải là thiết chế truyền thống, xã hội lý tưởng. Nhà nước mang tính tự nhiên, vì con người là động vật có tính xã hội và chính trị, có ước vọng được sống trong xã hội nên con người tất yếu sẽ tìm ra những nguyên tắc để cai trị. Ông cho rằng:
“Trật tự pháp luật đem đến cho mỗi người, cái thuộc về họ và làm cho họ có thể đạt tới sự dồi dào về vật chất và tinh thần, xã hội công dân trước sau cũng thay thế xã hội thần dân” [84, tr.91].
Như vậy, công lao của các nhà tư tưởng cổ đại Hy Lạp là đã xác lập và sử dụng trong các cuộc tranh luận học thuật về nhiều tư tưởng và học thuyết chính trị, cùng nhiều khái niệm, mà nhờ đó những thời đại sau xác định, đánh giá và tìm hiểu các hiện tượng chính trị. Các phạm trù triết học chính trị cơ
24
được đề cập như một phần không thể thiếu trong tranh luận triết học. Bên cạnh đó, người Hy Lạp đã bước đầu tạo nên những mầm mống của những quan niệm về pháp quyền tự nhiên và nguồn gốc khế ước của nhà nước theo những cách hiểu khác nhau. Hơn mười thế kỷ trong “đêm trường trung cổ”, xã hội phát triển đi lên trong những bước nặng nề, chậm chạp và trì trệ. Tuy nhiên, mạch ngầm những tư tưởng vẫn len lỏi tuôn chảy, làm suy yếu dần cơ
chế xã hội nặng nề răn đe hơn là kích thích tính độc đáo của cá nhân, tất cả
chúng sẽ đạt đến hình thức hoàn thiện trong các hệ thống triết học và tư tưởng chính trị – xã hội cận đại.
Ở phương Đông, tư tưởng pháp quyền ít có điều kiện để nảy mầm và phát triển. Thay vào đó là những tư tưởng chính trị đạo đức của Nho giáo tồn tại dai dẳng trong xã hội phong kiến. Ngoài ra, tư tưởng pháp trị cũng có một thời kỳ thịnh trị, giúp nhà Tần thống nhất Trung Hoa. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng ở phương Đông chỉ có tư tưởng pháp trị chứ chưa có tư tưởng pháp quyền. Hiện nay, tất cả tư tưởng chính trị đó đều mang nhiều giá trị cả về lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu và áp dụng trong xây dựng nhà nước văn minh.
- Cơ sở thực tiễn
Phong trào phục hưng văn hóa đã mở đầu cho một thời đại mới, đó là sự kết thúc đầy ý nghĩa của lịch sử Tây Âu trung đại, mở đầu cuộc hành trình tìm về với những giá trị xưa cũ và cũng đặt cơ sở cho sự vận động tiến lên phía trước. Phong trào phục hưng là phong trào văn hóa tinh thần, diễn ra vào cuối thế kỷ XIV và phổ biến rộng rãi vào thế kỷ XV – XVI tại nhiều quốc gia
ở Tây Âu, đặc biệt là tại Italia, mà trung tâm là Florence, nhằm khôi phục, kế
thừa và phát triển các giá trị văn hóa và khoa học của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã từng bị lãng quên dưới thời trung cổ, trong đó có tư tưởng về pháp quyền. Lênin cho rằng, trong thời kỳ trung cổ “chủ nghĩa kinh viện và chủ
25
nghĩa thầy tu Trung cổ đã làm cho con người bị lạc lối” [49, tr.390]. Xét từ
góc độ nhân sinh, thời kỳ Phục hưng xứng đáng được xem như thời đại con người đã trở về với chính mình sau một cuộc hành trình đầy gian khổ suốt hơn mười thế kỷ.
Tư tưởng nhân văn đã trở thành trào lưu xuyên suốt trong sinh hoạt tinh thần Phục hưng, nó đã trở thành ngọn cờ tập hợp các lực lượng xã hội tiến bộ
trong cuộc đấu tranh chống lại thần quyền và tự do tín ngưỡng và khoan dung tôn giáo, mở đường cho khoan dung văn hóa, thể hiện đúng những tâm trạng, khát vọng của con người và gợi lên ở họ ý chí sáng tạo tự do. Trong thời kỳ
này, chủ nghĩa nhân văn đã ngợi ca những giá trị đích thực của con người, lấy hình ảnh con người đấu tranh cho tự do và hướng đến xã hội lý tưởng, thay sự
thống trị của Thượng đế bằng sự thống trị của con người.
Về đạo đức, chủ nghĩa thầy tu khổ hạnh bị lên án quyết liệt vì mọi người đã nhận ra rằng nó trái ngược với tinh thần của Jesus. Thay vì phụng sự
Chúa mà quên đi bản thân mình, Ficino (1433 – 1499) cho rằng phụng sự con người cũng chính là phụng sự Chúa, bởi vì con người được tạo ra như hình hài của Chúa và theo tượng Chúa, đồng thời được Chúa ban quyền cai quản mọi tạo vật không phải con người. Ông ngợi ca người lao động và những giá trị do người lao động tạo ra. Ficino còn cho rằng con người còn đáng quý hơn cả thiên thần, bởi vì họ đạt được hạnh phúc và sự no đủ bằng mồ hôi của mình, bằng lao động vất vả suốt cả cuộc đời, trong khi các thiên thần chỉ biết rong chơi.
Bên cạnh đó, các khám phá, phát minh khoa học, tiêu biểu là Thuyết Nhật tâm của Copernic đề xướng, được Kepler, Galilei, Bruno bảo vệ, bổ
sung, hoàn thiện đã phế bỏ Thuyết Địa tâm của Aristoteles và Ptolemei, làm lung lay nền chuyên chế tinh thần của nhà thờ, mở ra triển vọng khám phá vũ
26
trụ không dựa vào uy quyền mà dựa vào ánh sáng của lý trí khoa học.
Ăngghen nhận định:
“Đó là cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất mà từ xưa đến nay, nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ và đã sản sinh ra những con người khổng lồ; khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về
nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề về học thức sâu rộng” [54, tr.459-469].
Sự bùng nổ văn hóa và sự sáng tạo khoa học kỹ thuật thời phục hưng
đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cơ cấu xã hội và nhận thức chính trị. Phong trào cải cách tôn giáo đã trở thành đòn bẩy tạo ra những đột phá quan trọng. Chống lại mọi tham vọng của tòa thánh Vatican về tính phổ quát, bao trùm và duy nhất của nó ở mọi quốc gia, những người theo đạo Tin Lành đã
đưa ra nguyên tắc mà theo đó mọi người có quyền tự giải quyết vấn đề hình thức thể hiện đức tin.
Về kinh tế, thời kỳ này ở Tây Âu đã hình thành các công trường thủ
công thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển, công cụ lao động được cải tiến, năng suất lao động tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ. Những cuộc phát kiến địa lý với việc tìm ra châu Mỹ và những miền đất mới
đã tạo nhiều điều kiện để hình thành nền sản xuất TBCN.
Bắt đầu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, chế độ phong kiến ở Tây Âu bước vào thời kỳ tan rã. Sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN đã trở
thành một xu thế không gì ngăn cản nổi. Giai cấp tư sản từng bước lớn mạnh và không chịu khoan nhượng với chế độ chuyên chế phong kiến, họ đòi xóa bỏ đẳng cấp phong kiến, đòi tách vấn đề nhà nước, pháp quyền ra khỏi tôn giáo để thiết lập sự bình đẳng, bảo vệ quyền con người, xây dựng nền tảng của thể chế chính trị dân chủ tư sản. Trong cuộc đấu tranh chống lại các nền quân chủ chuyên chế, các nhà tư tưởng tư sản đã nêu lên các học thuyết,
27
những tư tưởng về pháp quyền tự nhiên, về chủ nghĩa tự do… Cùng với sự
thành công của các cuộc cách mạng tư sản đã làm cơ sở nền tảng hình thành thể chế chính trị dân chủ tư sản và NNPQ tư sản ra đời.
Tóm lại, NNPQ với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ. NNPQ gắn liền với một nền dân chủ, tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về hình thái KT – XH, nhưng không thể xuất hiện trong một xã hội phi dân chủ. Bên cạnh đó,