65
không nên đặt vấn đề có nên xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hay không, mà phải tìm ra cách thức tốt nhất để xây dựng NNPQ thực sự của dân, do dân, vì dân, do nhân dân làm chủ và nhân dân là chủ. Trong đó nhất thiết phải khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trong Điều 4, Khoản 3,Hiến pháp 2013 có ghi rõ:
“Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4, Khoản 1), “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng thời kỳ đổi mới, với yêu cầu xây dựng NNPQ và hội nhập quốc tế, càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với nhà nước. Đảng lãnh đạo thể chế hóa, cụ thể hóa Cương lĩnh, đường lối của Đảng thành pháp luật, chính sách của nhà nước. Đảng quyết định chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước. Quyết định tổ chức bộ máy nhà nước và bố trí, phân công cán bộ. Kiểm tra hoạt động của nhà nước và lãnh
đạo nhân dân, tham gia xây dựng, quản lý và giám sát hoạt động của nhà nước và cán bộ công chức.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước hiện nay vẫn chưa minh bạch, vẫn còn tình trạng bao biện, làm thay từ phía Đảng đối với Nhà nước. Một số cán bộđảng viên thoái hóa biến chất làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đâu đó vẫn còn hiện tượng cửa quyền, lộng quyền, con cha cháu ông, chạy chức, chạy quyền trong các cơ quan nhà nước. Vai trò của
Đảng trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan quyền lực nhà nước còn nhiều hạn chế. Đây là một trong rất nhiều vấn đề mà Đảng cần phải khắc phục.
66