Trong những thập niên gần đây, tình hình thế giới có những chuyển biến phức tạp. Bên cạnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra sôi động và mạnh mẽ, đưa các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển đã làm thay đổi cả thế giới, công cụ lao động không ngừng cải tiến, năng suất lao động tăng cao, của cải làm ra dồi dào… Tuy nhiên, thế giới vẫn tiềm ẩn các dấu hiệu xung đột vũ trang, đối diện với các hiểm họa từ thiên nhiên, môi trường sống bị ô nhiễm, thiếu lương thực, nước sạch. Nhiều nơi vẫn còn bất công, vi phạm nhân quyền, thiếu dân chủ… Các phong trào vì hòa bình và dân chủ nổ ra ở nhiều nơi trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng không phải tất cả các nước đều tiến hành xây dựng nhà nước theo mô hình NNPQ. Tùy vào điều kiện KT – XH, điều kiện lịch sử hình thành quốc gia, lịch sử văn hóa khác nhau mà đã có các mô hình NNPQ ở các nước có khác nhau. Tuy nhiên, đều có sự thống nhất chung ở các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng NNPQ tư sản: thực hiện đa nguyên, đa đảng, thực hiện phân chia quyền lực nhà nước và tuyên bốđảm bảo quyền tự do của công dân. Các nhà nước tư sản đều tổ chức nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cũng có một số nước thực hiện cách phân chia quyền lực nhà nước một cách mềm dẻo giữa lập pháp và hành pháp. Theo đó, tòa án thường trong khi giải quyết một vụ việc cụ thể, theo đề nghị
của các bên trong vụ việc hoặc tự mình đề nghị tòa án hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật áp dụng cho vụ việc đó. Hình thức này tạo nên hình
54
thức nhà nước cộng hòa đại nghị, mô hình này hiện nay được áp dụng ở nhiều nước như Đức, Áo, Ý, Nhật, Tây Ban Nha, Bỉ, Hàn Quốc… Một số khác lại thực hiện hình thức tổ chức nhà nước của chính thể cộng hòa tổng thống. Ở
các nước đó, cơ quan hành pháp tồn tại và ngự trị tách biệt khỏi ngành lập pháp. Cơ quan hành pháp không có trách nhiệm gì đối với cơ quan lập pháp và trong mọi hoàn cảnh bình thường cơ quan lập pháp không thể giải tán nó (Mỹ, Argentina, Colombia…)
Nhiều nền kinh tế, nhiều tổ chức kinh tế còn coi NNPQ là một trong những tiêu chí quan trọng để đầu tư, chấp nhận gia nhập và hỗ trợ phát triển. Hiện nay, Dự án Công lý quốc tế ( World Justice Project – WJP) đã tổ chức khảo sát chỉ số “Thượng tôn pháp luật” của 99 quốc gia trên thế giới mỗi năm. Khảo sát này được thực hiện dựa trên các tiêu chí như: mức độ tuân thủ nguyên tắc hạn chế bớt những quyền hành chính phủ, không có nạn tham nhũng, có trật tự và an ninh, về các quyền căn bản của con người, chính quyền cởi mở, thực thi quyền lực điều tiết kiểm soát, nền tư pháp dân sự, tư pháp hình sự và tư
pháp phi chính thức. Cụ thể trong hai lần khảo sát gần đây nhất cho thấy:
Bảng 2.1: Chỉ số thượng tôn pháp luật của một số nước trên thế giới
2013 – 2014 2012 – 2013 Quốc gia Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Nhật Bản 1 0.92 7 0.89 Singapore 2 0.91 1 0.93 Đan Mạch 3 0.90 4 0.91 Hồng Kông 4 0.90 2 0.93 Uzbekistan 5 0.90 8 0.89 Thụy Điển 6 0.89 6 0.89 Hàn Quốc 7 0.89 25 0.82 Phần Lan 8 0.89 3 0.92 U. A. Emirates 9 0.89 5 0.91 Áo 10 0.88 9 0.89
55
Qua bảng khảo sát đã cho thấy, các nước có vị thứ cao trong trong bản xếp hạng đều là những nước có nền kinh tế phát triển, tình hình kinh tế chính trị ổn định và thu hút đầu tư lớn từ nhiều nguồn trên thế giới. Như vậy, xây dựng NNPQ không chỉ là yêu cầu của một quốc gia, một dân tộc mà đó là xu hướng của toàn thế giới, vì hòa bình, ổn định, tự do, dân chủ… Nó được đánh giá cụ thể, đánh giá ấy có ảnh hưởng nhiều mặt cả về tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam trong quá trình hội nhập không chỉ về kinh tế mà còn hội nhập về chính trị, xã hội, trong đó, hội nhập về xây dựng NNPQ đã và đang buộc chúng ta phải không ngừng nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong nước và thế giới để bổ sung, hoàn thiện NNPQ XHCN thật sự của dân, do dân và vì dân.