Những thành tựu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 61 - 66)

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, ĐCSVN luôn coi vấn đề nhà nước và việc xây dựng nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng nhằm làm cho Nhà nước ta trở thành trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Đảng, xây dựng NNPQ XHCN đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thứ nhất, nền dân chủ XHCN có bước phát triển đáng kể.

Trước hết, đó là sự phát triển và hoàn thiện các quan điểm của ĐCSVN về xây dựng nền dân chủ XHCN. Năng lực nhận thức và thực hành dân chủ

của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng được nâng lên. Cụ thể như sau: “Quyền của công dân tham gia vào các công việc Nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước được mở

56 bước được nâng lên” [26, tr.128.].

Chúng ta đã tạo được những chuyển biến tích cực và tương đổi ổn định trong nhận thức, phương pháp và phong cách làm việc, ứng xử của cán bộ đảng viên và nhân dân theo hướng dân chủ. Các thể chế và cơ chế dân chủ

ngày càng bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tính tích cực chính trị của công dân ngày càng tăng, không khí dân chủ ngày càng lành mạnh, sự quan tâm và tham gia chính trị, tham gia quản lý nhà nước của nhân dân ngày càng rộng rãi. Các quyền dân chủ của nhân dân – từ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh đến trao đổi, phân phối và thừa hưởng kết quả lao động, từ tự do làm ăn đến tự do ngôn luận ngày càng được hiện thực hoá. Các quyền đề cử, ứng cử và lựa chọn đại biểu của nhân dân trong các cuộc bầu cử mỗi ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 30–CT/TW, Nghị định 71– NĐ/CP của Bộ Chính trị và Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, triển khai sâu rộng, làm chuyển biến tích cực về nhận thức, quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Dân chủ và thực hành dân chủ

XHCN ở nước ta, nhất là dân chủ trực tiếp tiếp tục được coi trọng và tăng cường. Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của nhà nước, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, phát huy tính tiền phong, gương mẫu, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng sát dân, trọng dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chính

đáng của các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng trong phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tăng cường đoàn kết, đồng

57

thuận xã hội, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, chống lại các âm mưu lợi dụng dân chủ, dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối

đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ hai, tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện, phương thức hoạt động nhà nước được đổi mới.

Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch, chính sách... Cho đến nay, đã giảm bớt các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổ chức, hoạt động của Quốc hội có sựđổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, đã hình thành cơ chế tiếp xúc giữa Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với cử tri, dân chủ trong sinh hoạt Quốc hội, tăng cường hoạt động chất vấn công khai tại Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội đã “bớt hình thức, thực quyền hơn, tính chuyên nghiệp ngày càng rõ rệt” [55, tr.144]. Trình độ

của Đại biểu ngày càng nâng lên, số lượng Đại biểu chuyên trách ở Trung

ương và địa phương của nhiệm kỳ sau cao hơn so với nhiệm kỳ trước.

Bng 2.2: Cht lượng Đại biu Quc hi Vit Nam Học vấn Chuyên trách Đại biểu Khóa sTốổĐng B TĐổng sB nữố Tổng số ĐB dân tộc Tổng số ĐB ngoài Đảng đạDi hướọi c Đại học Trên đại học Trung ương Địa phương XII 493 127 87 43 20 473 78 67 XIII 500 122 78 42 9 263 228 97 63 T l % XII 100 25.8 17.6 8.7 4.1 95.9 15.8 13.6 XIII 100 24.4 15.6 8.4 1.8 52.6 45.6 19.4 12.6 Nguồn: Hội đồng Bầu cử Quốc hội

58

Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước đã được tinh giảm. Ở

cấp Trung ương, trước 1/8/2007 tổng số đầu mối các cơ quan thuộc Chính phủ đã giảm từ 76 xuống còn 38 (26 bộ, cơ quan ngang bộ và 12 cơ quan thuộc chính phủ), hiện nay còn 22 đầu mối (gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ).

Ở cấp tỉnh từ 35 – 40 đầu mối, đến nay còn 17 – 25 đầu mối cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Ở cấp huyện từ 20 – 25 đầu mối, nay còn 8 – 12

đầu mối cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.

Hiện nay, Chính phủ – cơ quan hành chính nhà nước đã có sự đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy gắn với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, làm rõ hơn chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ và các Bộ ngành, phân biệt rõ hơn quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã tiến hành cải cách thể chế, tập trung cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Thứ ba, hệ thống pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung và không ngừng

được hoàn thiện.

Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, đạo luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... bảo đảm phát huy dân chủ, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập quốc tế. Mối tương quan tất yếu giữa luật và các văn bản khác đã dần được điều chỉnh theo hướng tăng số lượng luật, giảm đến mức có thể các pháp lệnh, có sự kiểm tra, phối hợp trong việc xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật. Nguyên tắc pháp quyền XHCN từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường

59

Thứ tư, cải cách hành chính được chú trọng, bộ mặt của nền hành chính nhà nước đã bước đầu thay đổi, hướng tới phục vụ nhân dân.

Hệ thống thể chế được xây dựng và hoàn thiện hơn, tổ chức bộ máy từng bước tinh gọn, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên một bước, cải cách hành chính đã thực sự góp phần vào những thành tựu phát triển KT – XH, ổn định chính trị và trật tự xã hội.Trong những lĩnh vực có quan hệ

tới đời sống của nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp, bước đầu đạt được một số kết quả. Công tác cải cách tư pháp được đẩy mạnh, tổ chức và hoạt

động của các cơ quan tư pháp được đổi mới. Việc thực hiện các thủ tục tố

tụng, sự tham gia của luật sư trong tố tụng và các hoạt động tranh tụng tại phiên tòa ngày càng tốt hơn, hạn chế được tình trạng điều tra, truy tố, xét xử

oan sai hay bỏ lọt tội phạm, công tác thi hành án đã được tăng cường.

Thứ năm, mô hình chính quyền địa phương được củng cố, kiện toàn,

chất lượng, hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên.

Chính quyền địa phương ở các cấp, tiếp tục được xây dựng theo nguyên tắc: Hội đồng nhân dân (HĐND) do nhân dân bầu ra và HĐND bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân (UBND). Về vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của HĐND các cấp đã được tăng cường, cơ cấu đại biểu HĐND đã

được nâng cao, trình độ của các đại biểu đã được cải thiện. Hoạt động của các cơ quan dân cử đã giảm tính hình thức và mang tính thực tế hơn. Vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của UBND các cấp đã được bổ sung và quy định rõ ràng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của công chức được nâng lên.

Thứ sáu, công tác đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí được tích cực chỉđạo, đạt một số kết quả.

Năm 2005, nước ta đã có Luật Phòng, chống tham nhũng. Vấn đề thể

chế về quản lý KT – XH, tổ chức và cơ chế lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được hoàn thiện . Công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra,

60

truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng được tăng cường. Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng đã có chuyển biến tích cực, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý tăng hơn so với trước. Việc phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, cơ quan báo chí và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng được chú trọng hơn.

Thứ bảy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã có bước đổi mới.

Hiện nay, vai trò lãnh đạo của Đảng được đổi mới cả về nội dung và về

phương thức lãnh đạo, vừa đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủđộng của các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)