Về nguồn gốc và vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 33 - 38)

Trong các xã hội có giai cấp, nhà nước được xem là một nhân tố cơ bản của xã hội. Các nhà tư tưởng trong các thời kỳ lịch sử không thể không bàn

28

nhà tư tưởng đã cắt nghĩa những vấn đề về nhà nước dưới nhiều góc cạnh khác nhau.

Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự”, Locke (1632 – 1704) đã nêu lên luận điểm về hai trạng thái xã hội. Trong trạng thái tự nhiên, con người được hoàn toàn tự do, “là chúa tể tuyệt đối của cá nhân mình và tài sản của riêng mình, bình đẳng với người vĩ đại nhất và không phục tùng đối với một ai” [51, tr.173], khi đó con người luôn bình đẳng, dân chủ và có quyền tư hữu. Ông khẳng định: con người được sinh ra

“với một địa vị tự do hoàn hảo và sự thụ hưởng không bị kiểm soát đối với tất cả các quyền và những ân huệ của luật tự nhiên, một cách bình

đẳng như bất kỳ ai khác hay như với tất cả lượng người có trên thế giới này” [51, tr.124-125].

Đây được xem là quyền lực tự nhiên khi con người sống trong trạng thái tự nhiên. Nhưng cũng theo ông, mặc dù trong trạng thái tự nhiên con người chung sống với nhau bằng tình hữu ái và hòa bình, nhưng khi bước vào xã hội công dân thì mọi người phải rời bỏ “quyền lực tự nhiên của mình và trao vào tay cộng đồng” để thành lập nên nhà nước. Vì thế, Locke khẳng định: “mục đích cao quý và chủ yếu trong việc hợp nhất của con người thành cộng

đồng quốc gia và đặt chính họ dưới một chính quyền, là sự bảo toàn đối với sở

hữu của họ” [51, tr.174].

Theo Locke, con người sống trong trạng thái tự nhiên sẽ thiếu vắng ba thứ:

Một là, thiếu luật pháp được thiết định để điều chỉnh hành vi của mọi người theo những chuẩn mực chung.

Hai là, thiếu quan tòa được mọi người biết đến và có tính trung lập.

Ba là, thiếu quyền lực để hậu thuẫn và ủng hộ cho bản án đúng đắn và

29

Ba nhược điểm ấy làm cho con người sống trong trạng thái tự nhiên không còn an toàn và họ “thực hiện không có quy tắc và không chắc chắn cái quyền lực mà mỗi người có trong việc trừng phạt sự vi phạm pháp luật của người khác” [51, tr.175].

Do vậy, con người đã rời trạng thái tự nhiên đi vào xã hội công dân, họ

thỏa thuận lập nên dựng nhà nước. Nhà nước thông qua các cơ quan của mình, sử dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp, trừng phạt người vi phạm, bảo toàn sở hữu của mọi người. Và như vậy, sự ủy quyền để lập nên nhà nước không làm cho con người mất đi quyền sở hữu mà ngược lại nó còn bảo toàn sở hữu của mọi người.

Trong khi đó, Montesquieu (1689 – 1755) coi sự ra đời của nhà nước là có tính lịch sử, đó là quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người

đến một trình độ nhất định. Tiếp thu tư tưởng của Aristoteles, Montesquieu

đưa ra quan điểm xác định bản chất của chính quyền bằng việc căn cứ vào số

lượng người cầm quyền. Theo đó, chính thể nhà nước được chia làm ba loại: chính thể chuyên chế, chính thể quân chủ và chính thể dân chủ. Nói về về bản chất của ba chính thể này, Montesquieu viết:

“Chính thể dân chủ là chính thể mà dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng có quyền lực tối cao. Chính thể quân chủ là một người cai trị, nhưng cai trị bằng pháp luật và được thiết lập hẳn hoi. Trong chính thể

chuyên chế thì trái lại, chỉ một người cai trị mà không luật pháp gì hết, chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta thôi” [67, tr.47].

Ngoài ra, Montesquieu còn bàn đến chính thể quý tộc, ông xem nó cùng với chính thể dân chủ là hai hình thức của nhà nước cộng hòa. Ông cũng là người kịch liệt lên án chính thể chuyên chế và bày tỏ sự ủng hộ của mình

đối với kiểu nhà nước quân chủ, trong đó quyền lực của một người được thực hiện trên cơ sở của luật pháp.

30

Nếu như Montesquieu dựa vào tư tưởng đại diện của nhân dân thì Rousseau (1712 – 1778) dựa vào tư tưởng chủ quyền nhân dân. Rousseau cho rằng, xã hội công dân nảy sinh cùng chế độ tư hữu và nhà nước được thiết lập sau đó. Theo ông, “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” [78, tr.52]. Con người cần phải xóa bỏ áp bức, bất công bằng cách phải thiết lập một khế ước xã hội vì lợi ích chung của cộng

đồng. Việc con người hướng đến một thỏa thuận như vậy là cơ sở của việc thành lập một chính quyền hợp pháp, thể hiện thông qua “khế ước xã hội”.

Rousseau đã nhận thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là sự bất bình

đẳng về giàu nghèo, sang hèn, kẻ đi tước đoạt và người bị tước đoạt, kẻ giàu có sẽ nắm quyền lực. Trong tác phẩm “Luận về khoa học và nghệ thuật”

(1750), Rousseau tuyến bố: “giàu có kia gây ra nghèo khổ này”, ông phê phán thiểu số những người đã sử dụng thành quả văn minh để làm giàu trên nỗi đau khổ của nhân dân. Tác phẩm “Luận về nguồn gốc và bản chất của sự bất bình

đẳng giữa người với người” (1755) đã đánh dấu bước phát triển mới về

những quan điểm về chính trị Rousseau. Có hai điểm đáng lưu ý mà Rousseau

đã đề cập là:

Thứ nhất, Rousseau đã phân biệt ba cấp độ của bất bình đẳng. Đầu tiên

đó là những bất bình đẳng về tài sản và sở hữu. Cấp độ tiếp theo là bất bình

đẳng trong phân phối thu nhập. Cuối cùng, bất bình đẳng đạt đến cấp độ cực

đoan, khi mọi người trở thành nạn nhân của những kẻ chuyên quyền, những nhà độc tài.

Thứ hai, Rousseau đưa ra quan niệm về khế ước xã hội và sự tuyệt vọng của quần chúng trước kẻ phá hoại khế ước, thâu tóm quyền lực và tạo ra tình trạng tha hóa phổ biến.

Để giải quyết vấn để này, Rousseau cho rằng con người hãy trở về với trạng thái tự nhiên – một biểu hiện của chủ nghĩa bi quan lịch sử. Thay vì cần

31

phải cải tạo xã hội, Rousseau lại chủ trương chối bỏ các giá trị do con người tạo ra. Chính vì vậy, trong “Khế ước xã hội”, Rousseau đã bày tỏ sự ủng hộ đối với thể chế cộng hòa, coi đó là hình thức cầm quyền tốt nhất, trong đó, các quan chức đều do nhân dân bầu ra. “Khế ước xã hội” là một học thuyết mang tính cách mạng. Theo đó, một khi nhà nước được thiết lập theo khế ước thì chế độ dân chủ được bảo đảm, mọi người đều được tự do. Ngược lại, khi nhà nước bị lạm quyền thì nhân dân chính là người bãi bỏ nhà nước đó để

thành lập một nhà nước mới. Theo thuyết này, con người vốn dĩ có các quyền tự nhiên, nhưng các quyền đó thường xuyên bị xâm phạm, vì thế, con người

đã đấu tranh với nhau để bảo vệ các quyền của bản thân mình. Tất yếu của

điều này đã làm xuất hiện cái gọi là quyền lực xã hội. Quyền lực xã hội là kết quả của việc mỗi cá nhân mang một phần quyền của mình giao cho các cơ

quan quyền lực xã hội nhằm mục đích điều chỉnh các hoạt động chung của con người và xã hội. Ở quan điểm này, Locke đã có sự tương đồng khi ông bàn về quyền lực chính trị. Theo đó, quyền lực chính trị là quyền lực mà mỗi người khi tham gia vào xã hội đã ủy thác hoặc ngầm ẩn hoặc công khai cho các nhà cai trị. Mục đích của quyền lực chính trị là nhằm bảo toàn sinh mạng, tự do và tài sản của các thành viên trong xã hội. Theo Locke, “căn nguyên của quyền lực này chỉ là từ sự giao ước và thỏa thuận, từ sự đồng thuận hỗ tương của những người đã làm nên cộng đồng” [51, tr.231].

Rousseau cho rằng, nhà nước là một hiện tượng vĩnh viễn đi cùng với xã hội loài người và không bao giờ tiêu vong. Quan điểm này đã phần nào khắc phục được cách giải thích thần bí, siêu tự nhiên về nguồn gốc của nhà nước, nhưng vẫn “bế tắc khi lý giải nhà nước chỉ như một kết quả của ý chí chung của con người, là một hiện tượng vĩnh cửu, và điều đó đã phần nào đó làm sai lệch bản chất của nhà nước” [8, tr.18].

32

quan điểm của thuyết quyền tự nhiên và thỏa thuận xã hội. Sự tự do và bình

đẳng của những người tham gia khế ước là cái bảo đảm sự liên kết nhân dân vào một thực thể, và thực thể này không thể đi ngược với những quyền lợi của từng cá nhân. Con người liên kết qua khế ước và từ bỏ quyền tự do sống theo cảm xúc cá nhân. Khế ước xã hội giúp con người chống lại những nguy cơ bị áp bức, bóc lột bởi những kẻ mạnh hơn. Nhà nước ra đời trên cơ sở khế ước xã hội với mục đích, nhiệm vụ là bảo vệ và bảo đảm các quyền tự do, bình đẳng đó.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)