Sau gần 30 năm đổi mới đất nước, lĩnh vực lập pháp đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp của nước ta vẫn không theo kịp thực tiễn và còn nhiều bất cập. Trong quá trình hội nhập toàn cầu một cách sâu rộng,
điều này không đơn thuần chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa mà đã hội nhập cả về chính trị, an ninh và cả vấn đề luật pháp. Do đó, yêu cầu đổi mới luật pháp càng trở nên cấp thiết, mà trước tiên là đổi mới tư duy pháp lý, tiến
đến xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh, làm cơ
sở cho NNPQ XHCN Việt Nam. Thực tế cho thấy, chúng ta liên tục sửa đổi, thay thế luật. Nhưng luật vừa mới ra chưa kịp thực thi đã phải gở bỏ và thay thế, các văn bản, quy phạm pháp luật chưa chi tiết, rõ ràng, mà chồng chéo về
nội dung… điều này đã gây không ít khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật, một số đối tượng lợi dụng sơ hở để lách luật, công dân trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn bị động trong những chiến lược kinh doanh lâu dài. Luật pháp Việt Nam chưa hội nhập tốt với luật quốc tế, điều này đã gây ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh công tác nghiên cứu, soạn thảo, xây dựng luật pháp, thì việc thực thi pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng NNPQ. Hệ
thống luật pháp đầy đủ, hoàn chỉnh nhưng thực thi luật không nghiêm thì sự
hiện diện của NNPQ cũng không thể có được.
Ở nước ta hiện nay, hiệu quả thực thi pháp luật còn chưa cao. Tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng nhưng chậm được điều tra xử lý dứt
68
điểm, gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân. Cụ thể là tình trạng gây ô nhiễm môi trường do sản xuất kinh doanh, mà điển hình về vụ việc của công ty Vedan làm ô nhiễm môi trường nước của sông Thị Vải trong nhiều năm mới bị phát hiện và xử lý, mới đây là vụ án trốn thuế của công ty nước giải khát Coca – Cola, nhà máy Tinh bột sắn Quảng Nam gây ô nhiễm môi trường trong nhiều năm mà vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Cơ quan thực thi pháp luật ở nhiều địa phương còn đùn đẩy trách nhiệm, ngại khó, ngại khổ
thậm chí còn móc nối nhận hối lộđể thực hiện các hành vi “chạy án”.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế. Thực tiễn đã chứng minh rằng, một trong nhiều nguyên nhân của việc thực hiện pháp luật chưa tốt là do kiến thức pháp luật của người dân còn hạn chế. Nhân dân chưa am hiểu về luật pháp, chưa ý thức
được sự cần thiết phải chấp hành pháp luật hoặc do không nắm được luật nên
đã vi phạm pháp luật mà không biết. Người dân chỉ biết luật khi đã phạm luật và bị tuyên phạt, đây chính là vấn đề cần phải được cải thiện.