Vấn đề dân chủ và phát huy dân chủ, là một nội dung lớn, quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Đây là kết quả của một quá trình gần 30 năm đổi mới, tiến hành tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận của Đảng.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ:
“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm” [28, tr.84-85].
Thực hành dân chủ mà nội dung thực chất của nó là quyền lực thuộc về
nhân dân. Từ khát vọng, ngày nay đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của thể
chế dân chủ xã hội chủ nghĩa. Việc biến những khát vọng dân chủ của nhân dân thành một chế độ thực sự dân chủ trong hiện thực là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp và lâu dài. Hiện nay ở nước ta, quá trình nhận thức về dân chủ của nhân dân trong NNPQ còn nhiều hạn chế. Do chưa hiểu hết được vấn
đề thực hành dân chủ trong NNPQ XHCN, nên đã có nhiều hiện tượng dân chủ quá trớn, thích làm gì thì làm, dân chủ thiếu tập trung đã dẫn đến việc thực hành dân chủ kém hiệu quả, đôi khi đã phản tác dụng.
Bên cạnh Hiến pháp 2013, là văn bản pháp lý cao nhất quy định về dân chủ nói chung, ở các cấp cơ sở còn có Pháp lệnh số 34/2007/PL–UBTVQH11 là văn bản quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và là văn bản pháp lý quan trọng nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Nhưng để đưa vào áp dụng trong thực tiễn đời sống xã hội đang là vấn đề cần phải nghiên cứu, tìm ra cách làm phù hợp, phải phát huy được dân
67
chủ thật sự, tránh hình thức, lấy lệ… Phải tìm ra cách thức thanh tra, kiểm tra,
đánh giá công tác thực hiện dân chủ có hiệu quả trong các cơ qua nhà nước ở
cơ sở. Kịp thời nghiên cứu, bổ sung, đổi mới cách nghĩ, cách làm như thế nào cho phù hợp, với những địa phương có những điều kiện kinh tế, văn hóa khác nhau thì cần có những điều chỉnh nhất định đểđạt hiệu quả cao nhất.