Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 66 - 70)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế khó tránh khỏi.

Thứ nhất, về phát huy dân chủ.

Việc phát huy dân chủ ở nước ta tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều yếu kém. Tình trạng thiếu dân chủ vẫn còn những biểu hiện và diễn biến phức tạp. Cho đến nay không ít quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn bị vi phạm. Tình trạng buông lỏng kỷ cương, pháp luật, dân chủ hình thức, cán bộ cửa quyền, hách dịch vẫn còn nhiều. Một số quyền của người dân chưa được tôn trọng, thậm chí còn tình trạng bắt oan, xử oan cho người vô tội. Khi bị nhân dân phát hiện, khiếu kiện thì các cơ quan có trách nhiệm chậm giải quyết và giải quyết chưa dứt điểm, chưa khách quan. Tình trạng tồn

đọng trong xử lý khiếu kiện còn khá phổ biến, nhiều hiện tượng lợi dụng dân chủ, coi thường kỷ cương phép nước vẫn tồn tại. Hiện tượng mất dân chủ, vi phạm pháp luật diễn ra trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến xã hội với những biểu hiện mới, tinh vi và phức tạp hơn. Thiếu dân chủ diễn ra từ khâu chuẩn bị và ra quyết định cho đến triển khai thực hiện và đánh giá quyết định,

61 chính sách.

Bộ máy nhà nước ở nhiều địa phương chưa thực sự vì dân, quan liêu, xa dân, sách nhiễu dân, bộ máy nhà nước ở một sốđịa phương còn cồng kềnh, nặng về thủ tục, chưa tạo thuận lợi cho dân, thiếu công khai, minh bạch.

Thứ hai, về hệ thống pháp luật

Hệ thống luật pháp của nước ta vẫn chưa theo kịp với sự phát triển chung của đất nước và thế giới, đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế. Nước ta có một khối lượng văn bản quy phạm pháp luật khổng lồ, đa dạng về các thể loại văn bản. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư pháp, tính từ

1/1/1987 đến 30/11/2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành thì hệ thống pháp luật nước đã có tới 19126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tư, 1213 thông tư liên tịch [106]. Pháp lệnh Thi hành án dân sự

năm 2004 đã cần đến trên 40 văn bản pháp luật khác nhau để hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 126 văn bản. Trong lĩnh vực môi trường thì có đến khoảng 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực. Nếu kể cả các văn bản pháp luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành thì con số này sẽ rất đồ sộ. Bên cạnh đó, việc thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau, đã dẫn đến mâu thuẫn và chồng chéo. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn đã làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở

nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng, vì thế mà kém hiệu lực.

Pháp luật ở nước ta thường xuyên thay đổi, các văn bản luật có tuổi thọ

rất ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa

đổi, bổ sung. Nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp. Tính minh bạch của hệ thống pháp luật còn hạn chế, nhất là nhìn nhận từ tính minh xác, tính minh định. Quy trình xây dựng pháp luật vẫn chưa tạo được cho công chúng

62

những tiếp cận và tham gia cần thiết. Các ý kiến của chuyên gia, của các nhà khoa học nói riêng và của công chúng nói chung chưa thực sự được cân nhắc và tiếp thu. Mặt khác, tính tích cực công dân tham gia xây dựng pháp luật nhìn chung chưa cao.

Thứ ba, về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước

Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta theo hướng xây dựng NNPQ XHCN cũng còn nhiều hạn chế và khuyết điểm.

Công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp yêu cầu phát triển KT – XH và quản lý đất nước, chưa phát huy được những điểm tích cực và khắc phục hạn chế tính tự phát, tính tiêu cực của kinh tế thị trường. Nội lực quốc gia chưa được quản lý tốt mà còn dẫn đến thất thoát, lãng phí và sử dụng sai mục

đích. Các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động của NNPQ XHCN chưa được nhận thức đầy đủ và sâu sắc, dẫn đến sự lúng túng trong công tác tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Tổ chức bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, sự

phân công phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) còn có những điểm chưa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, phân cấp giữa trung ương và địa phương chưa cụ thể, dẫn tới tính trạng tập trung quan liêu, cục bộđịa phương.

Công tác xây dựng NNPQ XHCN còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển KT – XH và quản lý đất nước. Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế, hệ

thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, nhất quán và chi tiết. Công tác điều hành, tổ chức thực thi pháp luật có những mặt còn yếu kém. Tổ chức bộ máy ở một số cơ quan nhà nước còn chưa hợp lý, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước. Cơ

63

cán bộ còn kiêm nhiệm nên có hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Bộ

máy hành chính “chưa được xây dựng, tuyển chọn kỹ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý còn nhiều hạn chế” [8, tr.140].

Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Tổ chức và hoạt động của tòa án còn ẩn chứa nhiều bất cập, cán bộ tư pháp, đặc biệt là cán bộ làm công tác Thẩm phán còn thiếu và yếu. Theo thống kê của Vụ tổ chức TAND tối cao, tính đến năm 2012, TAND tối cao mới chỉ có 4 Thẩm phán có trình độ

tiến sĩ.

Bng 2.3: S liu thng kê v trình độ Thm phán ca TAND ti cao trong giai đon 2007 – 2012

Chuyên môn Lý luận chính trị Ngongữại Tin học Năm

Tổng số

Thẩm

phán nhân Cử Thsĩạc Tiến sĩ Cử nhân Cao cấp A B A B

2007 115 112 1 2 2 113 113 2 113 2 2008 110 104 3 3 2 108 107 3 107 3 2009 120 108 8 4 2 118 116 4 116 4 2010 117 103 10 4 2 115 113 4 113 4 2011 119 105 10 4 3 116 115 4 115 4 2012 112 98 10 4 3 109 108 4 108 4

Nguồn: Vụ tổ chức Tòa án nhân dân tối cao

Hiện nay, toàn ngành tòa án đã có 4957 Thẩm phán (tính đến ngày 5/9/2013) nhưng so với chỉ tiêu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ thì toàn ngành vẫn còn thiếu 1198 người, trong đó Thẩm phán cấp huyện thiếu 1030 người, cho dù nơi đây chính nơi giải quyết xét xử theo thủ tục sơ thẩm trên 80% các loại vụ án thuộc thẩm quyền của ngành TAND. Bên cạnh đó, Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác, tình trạng án tồn đọng, án bị hủy, bị cải sửa còn nhiều.

64

Thứ tư, bộ máy nhà nước chưa thật sự được trong sạch, vững mạnh. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra.

Hiện nay, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn khá nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả. Nghị quyết 12–NQ/TW về

Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng ta nhận định rằng, hiện nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc... Đây được xem là “quốc nạn” phải nhanh chóng đẩy lùi.

Đảng ta chỉ rõ:

“Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,

đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân” [22, tr.15].

Năm là, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước còn tình trạng vừa buông lỏng, vừa bao biện, làm thay. Cho nên, chưa phát huy tốt vai trò lãnh

đạo của Đảng, hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước chưa cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)