CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 83)

Như đã trình bày trong chương 1, quan niệm của các nhà tư tưởng ở

phương Tây thời kỳ cận đại về mối quan hệ giữa nhân dân với nhà nước đã luôn khẳng định tính thứ nhất về vai trò của chủ thể nhân dân trong mọi quan hệ quyền lực. Locke là người đầu tiên đả phá thành trì kiên cố của chủ nghĩa chuyên chế vương quyền. Về sau Montesquieu và Rousseau đã đi vào cụ thể

hóa tư tưởng của Locke, hướng đến khẳng định vai trò của nhân dân trong mối quan hệ với chính quyền.

78

Ở Việt Nam, thể chế NNPQ XHCN chính thức đặt ra mới chỉ gần 20 năm và đang trong giai đoạn vừa làm vừa thử nghiệm, phải cần quá trình lâu dài để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn.

Kế thừa những tư tưởng pháp quyền phương Tây thời kỳ cận đại và những tư tưởng pháp quyền trong lịch sử, cùng với những kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia có nền pháp quyền lâu đời và phát triển đã góp phần nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện quyết tâm chính trị của Đảng về xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, nhất thiết cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau.

3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng

Trong xã hội hiện đại, dù là nhà nước TBCN hay nhà nước XHCN, để đáp ứng yêu cầu phát huy dân chủ và vận hành bộ máy nhà nước một cách hiệu quả và thông suốt thì phải gắn với vai trò của đảng cầm quyền. Từ lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, cần phải nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan của việc giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Trước sự vận động, biến đổi không ngừng của xã hội đã đặt ra yêu cầu cho Đảng ta phải có sự thay đổi nhất định.

Cùng với chủ trương đổi mới kinh tế được đưa ra trong Đại hội VI (12/1986) đến nay là công cuộc đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới hệ

thống chính trị, tiêu biểu là việc thừa nhận có NNPQ XHCN, xem xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN là nhiệm vụ hàng đầu của việc đổi mới hệ thống chính trị. Từđây

“Câu hỏi lớn đặt ra đối với Đảng Cộng sản cầm quyền không chỉ là

Đảng lãnh đạo như thế nào trong điều kiện kinh tế thị trường, mà còn là

Đảng lãnh đạo và hoạt động như thế nào cho phù hợp với nhà nước pháp quyền. Câu trả lời ở đây trở thành giải pháp” [5, tr.14].

79

Phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN và xây dựng NNPQ XHCN đã được nêu lên trong Cương lĩnh 1991 và khẳng định lại trong Cương lĩnh 2011:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về

chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của

đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ

cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ

chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” [28, tr.88-89].

Đây là một chủ trương đúng đắn, tuy nhiên việc thể chế hóa nó không phải đơn giản, mà phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể, trong từng lĩnh vực cụ thể thì sự lãnh đạo của Đảng mới phát huy tác dụng và đúng hướng. Để giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay cần phải tiến hành thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp.

Nhóm giải pháp thứ nhất, về xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực, trí tuệ và uy tín để lãnh đạo nhà nước và xã hội. Để đạt

được mục tiêu như trên, cần phải:

80

tư tưởng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03–CT/TW, ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị. Rèn luyện đạo đức cách mạng, chống lại chủ nghĩa cá nhân, kiên quyết khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, tư tưởng chính trị và lối sống trong cán bộ, đảng viên.

- Tăng cường thực hiện phê bình và tự phê bình trong Đảng, phát huy dân chủ thật sự trong Đảng, thực hiện nghiêm túc Quy chế chất vấn trong

Đảng, nhất là chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương và cấp ủy các cấp.

- Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng gắn với xây dựng chính quyền địa phương. Xây dựng và củng cố

các chi bộĐảng ở cơ sở, đặc biệt là các chi bộĐảng trong doanh nghiệp. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, bồi dưỡng lý luận, kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là các cán bộ, đảng viên làm công tác quản lý.

- Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo,

đánh giá, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ.

- Tăng cường thành phần trí thức trong Đảng, trí tuệ hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên để Đảng thực sự là đội tiên phong, là thành phần ưu tú nhất của giai cấp công nhân.

- Chú trọng chấn chỉnh kịp thời các hoạt động thông tin truyền thông, quản lý có hiệu quả các hoạt động của báo chí theo đúng định hướng của

Đảng và Nhà nước. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sựđoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

81 của Đảng trong NNPQ XHCN.

- Trong quá trình đổi mới cần phải phân biệt rõ vai trò lãnh đạo của

Đảng và vai trò quản lý, điều hành của nhà nước. Tránh khuynh hướng buông trôi, khoán trắng, bao biện làm thay nhà nước. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp làm việc giữa các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước ở tất cả các cấp theo phương châm tôn trọng Điều lệ Đảng, tôn trọng Hiến pháp, pháp luật, thể chế của cơ quan nhà nước.

- Không ngừng tổng kết lý luận và thực tiễn về đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong tất cả các lĩnh vực xây dựng nhà nước, tìm ra các phương thức mới khoa học, tiến bộ, đạt hiệu quả cao. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong các vấn đề xây dựng Đảng và chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, bảo vệ

nội bộĐảng, chỉđạo sát sao đối với các hoạt động thanh tra và các hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Cần phải xác định rõ tính chất, phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước, nhất là trong việc quyết định các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Tính chủ động và chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển KT – XH và các vấn đề trọng đại khác của đất nước.

3.2.2. Từng bước thực hiện phân quyền xã hội chủ nghĩa gắn liền

với quá trình cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Theo tư tưởng của các nhà triết học chính trị thời kỳ cận đại ở phương Tây, để cùng nhau tồn tại và phát triển thì con người cần phải thỏa thuận với nhau trong một “khế ước xã hội” để lập ra nhà nước. Nhà nước thành lập để

82

người cần phải nghĩ đến việc phải kiểm soát quyền lực nhà nước, vì rằng nhà nước là do con người điều khiển. Con người bên cạnh những đức tính sáng tạo, chăm chỉ còn chứa đựng cả những tính lười nhác, tùy tiện, tính tham lam, tính

ỷ lại, tính dựa dẫm vào những người khác, nhất là tính cách đam mê quyền lực. Nên khi được giao quyền lực nhà nước, nếu như không có cơ chế khắc phục sẽ gây nên hậu quả xấu cho hoạt động của nhà nước. Chính vì như vậy mà Leo đã cho rằng:

“Người Trung Quốc nhầm tưởng rằng bản tính con người vốn là thiện, lừa người và tự lừa mình, từ đó hình thành đặc trưng nhân cách của quyền lực Trung hoa, xem trọng nhân trị, xem nhẹ pháp trị, dẫn đến việc chủ nghĩa chuyên trị kéo dài suốt mấy nghìn năm[48, tr.137], và sự thực “lòng đam mê quyền lực và lòng đam mê danh vọng là những ước muốn vô hạn định của con người” [79, tr.18]. Vì thế, khi có quyền lực, con người hay có xu hướng lạm quyền. Đó là một trong những điều vô cùng nguy hiểm của xã hội. Việc kiềm chế tiềm năng sử dụng và lạm dụng quyền lực nhà nước luôn trở thành thách thức của hầu hết các nhà nước. Sử dụng không

đúng quyền lực nhà nước không chỉ làm kém hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước mà còn dẫn đến tình trạng lạm quyền, bá quyền mà nguy hiểm hơn là đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Do đó, phải từng bước tiến tới thực hiện phân quyền XHCN gắn liền với quá trình cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Để làm được điều này, cần chú ý một số giải pháp sau:

Một là, phải bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân.

Cả Locke, Montesquieu và Rousseau đều cho rằng, trong xã hội mọi người phải được tự do bình đẳng, đó là trạng thái tự nhiên vốn có, là phúc lợi cao nhất của con người và quyền lực trong xã hội ấy phải thuộc về nhân dân.

83

Nhà nước lập ra trên cơ sở của các khế ước xã hội, được nhân dân trao cho quyền lực, vì vậy phải thể hiện ý chí quyền lực của nhân dân và nếu không thể hiện được điều đó thì bộ phận cầm quyền phải bịđào thải và bị thay thế.

Dưới khía cạnh khác, Rousseau chủ trương quyền lực phải được tập trung cao nhất, ông chống lại tư tưởng phân quyền của Montesquieu, theo ông nếu quyền lực phân chia ra các cơ quan nắm giữ các nhiệm vụ khác nhau thì phải coi các cơ quan đó là công cụ của chủ thể nhân dân và lệ thuộc vào chủ

quyền nhân dân. Và do chủ quyền nhân dân mang tính chất tối cao, không thể

từ bỏ và không thể phân chia, nên việc chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ là biểu hiện bên ngoài, trong một giai đoạn nhất định của hoạt động của nhà nước. Thực chất, các bộ phận này

đều mang tính phụ thuộc và nhằm thực hiện quyền lực tối cao của nhân dân. Chính vì như vậy, chủ quyền nhân dân là nền tảng cho sự ra đời của nhà nước, là cơ sở bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Hiện nay, các nhà chính trị học trên thế giới đều thừa nhận lý thuyết về

chủ quyền nhân dân của Rousseau và xem đây là nền tảng tư tưởng cơ bản cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở các nước. Nó được hiểu là trong một đất nước, nhân dân là người nắm giữ quyền lực một cách chính

đáng và nhân dân là nguồn gốc của mọi quyền lực chính trị. Điều này được ghi nhận trong hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, dưới các hình thức khác nhau đều khẳng định nhân dân là nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Chủ quyền nhân dân cao hơn quyền lực nhà nước, chi phối quyền lực nhà nước, là cơ sở hình thành và đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Ở nước ta, tư tưởng coi trọng vị trí, vai trò của dân, coi dân là gốc, lấy dân làm gốc là một trong những tinh hoa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

84 …

Gốc có vững cây mới bền,

Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [59, tr.409-410].

Người còn nói thêm: “Trong bầu trời không gì quý bằng dân. Trong thế

giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [61, tr.276]. Sự

nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mọi quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân, “những người được ủy thác nắm quyền hành pháp không phải là ông chủ của nhân dân mà chỉ là những công chức” [78, tr.187] thay nhân dân thực hiện quản lý xã hội và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chính vì vậy, “Dân chúng có thể cất nhắc hay bãi miễn họ; họ

không được phản kháng mà chỉ có phục tùng…” [78, tr.187], và “Nếu bất cứ

hình thức chính phủ nào phá hoại mục đích đó, thì nhân dân có quyền sửa đổi nó hoặc xóa bỏ nó để xây dựng một chính phủ mới” [100, tr.199].

Tại Điều 2, Hiến pháp 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Và “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả

quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Đây là lần đầu tiên trong các văn bản Hiếp pháp của nước ta, hai từ

“Nhân dân” được viết hoa. Điều này cho thấy vai trò của nhân dân đã được nhìn nhận một cách sát thực hơn, Hiến pháp sửa đổi đã chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích, sức mạnh của quyền lực Nhà nước ta là ở nhân dân, thuộc về

nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ quan tư pháp. Vì vậy, mọi phương thức tổ chức quyền lực và thực tế việc thực thi quyền lực của mọi cơ quan nhà nước đều phải

85

phục tùng nhân dân, vì lợi ích chung và chịu trách nhiệm trước dân. Đây được xem là

“cơ sở vững chắc để hạn chế các yếu tố cực đoan, thiếu trách nhiệm của các cơ quan hoặc các cá nhân được nhân dân ủy thác thực thi quyền lực. Đồng thời cũng là cơ sở để lập ra cơ chế kiểm soát, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền” [107].

Bên cạnh đó, cần phải thực hiện có hiệu quả quyền tham gia trực tiếp bầu cử ĐBQH theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng bằng hình thức bỏ phiếu kín. Những ĐBQH phải chịu sự giám sát của nhân dân, được nhân dân đánh giá các hoạt động của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau như thông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)