Thống nhất giữa lý luận với thực tiễ n

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 78 - 79)

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Mác – Lênin, nó bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, là nguyên tắc có mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong quan hệ đó thực tiễn giữ vai trò là cơ sở, là động lực, là mục đích của lý luận, là tiêu chuẩn của chân lý. Ngược lại lý luận không đi

đến phản ánh hiện thực một cách thụ động mà có tính sáng tạo, đóng vai trò chỉđường cho hành động thực tiễn, chỉ ra cách thức, phương pháp hành động có kết quả cao nhất, đạt được mục đích cao nhất của thực tiễn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Trên tinh thần nắm vững phép biện chứng, Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, qua đó đề

ra chủ trương, đường lối và sách lược cho cách mạng. Người căn dặn:

“Phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác – Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc

điểm của nước ta. Có như thế chúng ta mới dần hiểu được những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta” [62, tr.92].

73 Người nói thêm: Đảng

“Phải kết hợp lý luận với kinh nghiệm và thực hành của cách mạng Việt Nam… Không phải học thuộc lòng vài bộ sách của Mác, của Lênin mà làm được như vậy. Đảng phải có tinh thần khoa học, tinh thần cách mạng rất cao, phải hiểu rõ lịch sử xã hội…, phải gom góp tư

tưởng, kinh nghiệm, sáng kiến và ý chí của quần chúng…” [60, tr.212- 230].

Quán triệt nguyên tắc trên, khi vận dụng những tư tưởng pháp quyền phương Tây cận đại nói riêng, tư tưởng pháp quyền trong lịch sử nhân loại nói chung vào xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay phải xuất phát từ

mục tiêu, đặc điểm, đặc trưng của NNPQ XHCN Việt Nam. Phải đánh giá

đúng thực trạng, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và những vấn đề đang đặt ra… nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu. Xây dựng NNPQ XHCN nhất thiết phải kế thừa những giá trị tư tưởng pháp quyền phương Tây cận đại, cụ thể là các tư tưởng về quyền tự nhiên bất khả xâm phạm, học thuyết phân quyền, nhưng không đồng nghĩa với việc “bê nguyên xi” mà phải chọn lọc cho phù hợp với đời sống văn hóa, tinh thần, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)