Sự phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) sử dụng nguồn NLCLC khu vực công thành phố đà nẵng (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Sự phát triển kinh tế xã hội

Thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lƣợc quan trọng, nằm ở vị trí trung điểm của cả nƣớc, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,253 km2, chiếm 0,39% diện tích của cả nƣớc, có 6 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn) và có 2 huyện (huyện Hòa Vang và huyện đảo Trƣờng Sa). Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn nhất của khu vực miền Trung về đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng bộ (quốc lộ 1A, 14B), đƣờng hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và là điểm đầu, điểm cuối của Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và các quốc gia ASEAN.

Với lợi thế về vị trí địa lý, môi trƣờng cảnh quan, khí hậu và sự vận dụng linh hoạt các đƣờng lối phát triển của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo cho Đà Nẵng những thuận lợi rất quan trọng để mở rộng giao lƣu, phát triển kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, du lịch. Đà Nẵng đã hình thành đƣợc những nét đặc thù lớn, có nhiều lợi thế so sánh so với các địa phƣơng khác trong khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, là cơ sở quan trọng để “Xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc”.

Bảng 2.1. Thống kê sơ bộ tình hình kinh tế thành phố Đà Nẵng TT Chỉ tiêu ĐVT 1997 2000 2010 2015 2016 1 GDP triệu đồng 2,589,842 3,390,199 11,826,591 49,381,000 53,787,000 2 GDP/ngƣời triệu đồng 6.31 6.91 40.00 62.65 66.60 3 Cơ cấu GDP theo ngành % 100 100 100 100 100 3.1 % Nông lâm, thủy sản % 9.70 7.86 3.53 1.96 1.83 3.2 % Công nghiệp % 35.31 41.26 39.48 30.69 30.00 3.3 % Dịch vụ % 54.99 50.88 50.97 67.38 68.20

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư)

Thành phố Đà Nẵng đã thật sự trở thành một đô thị có tốc độ phát triển nhanh so với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Kinh tế hằng năm luôn tăng trƣởng nhanh ở mức 2 con số. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng luôn tăng nhanh trong những năm gần đây. Cùng với đó, Đà Nẵng có hệ thống giáo dục, đào tạo khá phát triển, thành phố có mạng lƣới các trƣờng đại học và cơ sở dạy nghề cơ bản đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Với lực lƣợng trƣờng phổ thông, trƣờng nghề, trƣờng đại học nhƣ hiện nay, Đà Nẵng vƣợt trên trung bình cả nƣớc về tỉ lệ lao động qua đào tạo, điều này là tiền đề quan trọng để định hƣớng, thúc đẩy ứng dụng và phát triển kinh tế tri thức.

Thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dẫn đầu cả nƣớc từ năm 2008 – 2010, giai đoạn 2011 – 2012 có sụt giảm nhƣng từ 2013 trở lại vị trí dẫn đầu, tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút đầu tƣ. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT 8 năm liền, từ 2009 đến nay, đều dẫn đầu cả nƣớc. Đây là tiền đề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) sử dụng nguồn NLCLC khu vực công thành phố đà nẵng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)