Các nhân tố tác động đến NNLCLC khu vực công thành phố Đà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) sử dụng nguồn NLCLC khu vực công thành phố đà nẵng (Trang 43 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Các nhân tố tác động đến NNLCLC khu vực công thành phố Đà

chính công cũng liên tục xếp nhì cả nƣớc.

2.1.2. Các nhân tố tác động đến NNLCLC khu vực công thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng

Thứ nhất, kinh tế, xã hội liên tục phát triển so với các địa phƣơng khác

trong cả nƣớc đã dần tạo cho Đà Nẵng thành thƣơng hiệu “thành phố đáng sống”, đây là hấp lực thu hút lực lƣợng lớn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm đến sinh sống, làm việc lâu dài.

Thứ hai, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố về phát triển NNL

trong khu vực công, bằng nhiều hình thức khác nhau, với cách làm riêng của mình, vừa thu hút nhân lực có lƣợng từ nơi khác về làm việc để đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt, vừa cử đi đào tạo để xây dựng lực lƣợng chuyên gia, lãnh đạo, quản lý lâu dài.

Thứ ba, chính sách, đãi ngộ vƣợt trội, thỏa đáng của thành phố dành

cho đối tƣợng thu hút và học viên Đề án cùng với môi trƣờng sống, làm việc ngày càng đƣợc cải thiện đã kích thích, thu hút một lƣợng lớn các cá nhân đƣợc đào tạo bài bản, chuyên gia giàu kinh nghiệm ở các nơi quyết định chọn thành phố là nơi làm việc và gắn bó lâu dài với.

Thứ tư, công tác cải cách hành chính luôn đƣợc quan tâm, cải thiện, liên tục 05 năm qua thành phố dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính [7] là minh chứng cho môi trƣờng hành chính của thành phố luôn đƣợc cải thiện theo hƣớng tích cực. Môi trƣờng hành chính tại Đà Nẵng đã có nhiều sự chuyển biến theo hƣớng dần từ “cung cấp” dịch vụ hành chính công sang “phục vụ” dịch vụ hành chính công và môi trƣờng, kinh doanh, đầu tƣ… cũng đƣợc đánh giá tiến triển theo hƣớng công khai, minh bạch, lành mạnh so với nhiều địa phƣơng khác.

2.1.3.Kết quả phát triển NNLCLC khu vực công ở thành phố Đà Nẵng

Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao thành phố Đà Nẵng bắt đầu triển khai từ năm 2004, trong bối cảnh số lƣợng cán bộ có trình độ cao chƣa đáp ứng yêu cầu nhân lực trong thời kỳ xây dựng, phát triển thành phố theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với mục tiêu xây dựng và tạo nguồn cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi, Đề án nhận đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ rất lớn từ chính quyền thành phố. Sự quan tâm, đầu tƣ này đã đem đến những tác động tích cực về chất lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực của thành phố.

a. Về số lượng

Sau hơn 15 năm triển khai, Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đã góp phần bổ sung cho thành phố một lƣợng lớn nhân lực có trình độ, năng lực. Bảng 2.2. Thống kê NNLCLC thành phố Đối tƣợng/ trình độ Tiến sĩ Thạc sỹ, bác sĩ nội trú Đại học Tổng Thu hút 24 289 961 1.274

Đào tạo chất lƣợng cao 21 251 346 618

Thành phố (bao gồm trong và

ngoài Đề án) 48 1.948 14.020 16.016

Tổng số 93 2.488 15.327 17.908

(Nguồn: Sở Nội vụ)

Trong số 618 học viên Đề án đã đƣợc cử đi đào tạo, có 298 ngƣời đã tốt nghiệp và về nhận công tác. Ngoài ra, thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác cho 1.274 ngƣời, đã bố trí tại cơ quan hành chính 591 ngƣời, đơn vị sự nghiệp 683 ngƣời. Cùng với nguồn nhân lực sẵn có, số CBCCVC thuộc Đề án cơ bản góp phần giúp đáp ứng nhu cầu nhân lực trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố trong thời gian qua.

Hình 2.1. Thống kê tình hình đối tượng thu hút NNLCLC

(Nguồn: Sở Nội vụ)

Trong thời gian gần đây, số lƣợng đối tƣợng nhân lực chất lƣợng cao thu hút về làm việc cho thành phố không tăng lên còn số lƣợng học viên vẫn đang đƣợc đào tạo theo Đề án là 104 ngƣời (39 học trong nƣớc, 67 học tại nƣớc ngoài), trong đó: 85 học viên bậc Đại học và 09 học viên bậc sau Đại học, 23 học viên đào tạo bác sĩ, bác sĩ nội trú theo Đề án 922. Ngoài ra, còn có 38 học viên đang học lên bậc cao hơn tại nƣớc ngoài bằng kinh phí tự túc hoặc học bổng của các tổ chức khác.

Số lƣợng học viên dự kiến sẽ tốt nghiệp trong những năm tới nhƣ sau: năm 2017, dự kiến có 110 học viên tốt nghiệp (72 học viên bậc đại học, 06 học viên bậc sau đại học và 32 học viên Đề án ngành y); năm 2018 dự kiến tốt nghiệp là 24 học viên (12 bậc đại học, 01 bậc sau đại học và 11 bác sĩ, bác sĩ nội trú); năm 2019 là 06 học viên (01 bậc đại học, 05 bác sĩ, bác sĩ nội trú), năm 2020 là 02 học viên (01 bậc đại học, 01 bậc sau đại học).

b. Về chất lượng

có uy tín trong nƣớc và nƣớc ngoài (phần lớn nằm trong danh sách 200 trƣờng đại học hàng đầu trên thế giới do tổ chức Times Higher Education Supplement, Vƣơng quốc Anh xếp hạng) với kết quả học tập trên 60% đạt loại Giỏi và Xuất sắc, 35,5% Khá (số còn lại hoàn thành chƣơng trình nghiên cứu không có xếp loại). Sau khi về nhận công tác, nhiều ngƣời đã thích ứng ngay với công việc, trƣởng thành nhanh, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của thành phố. Kết quả khảo sát 56 đơn vị sử dụng lao động cho thấy, có 100% đơn vị thống nhất rằng Đề án 922 đã giúp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của cơ quan và gần 98% đơn vị thống nhất rằng Đề án 922 đã giúp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của thành phố, tƣơng tự đồng nghiệp của học viên Đề án cũng nhận xét khá tốt với 70/110 ngƣời đồng ý rằng trình độ của học viên Đề án là một trong những yếu tố tác động nhiều nhất đến hiệu quả công việc và môi trƣờng làm việc tại cơ quan [26].

Hình 2.2. Đánh giá 56 lãnh đạo cơ quan, đơn vị về mức độ tác động của Đề án 922 đối với cơ quan

Riêng về đối tƣợng thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, qua 70 phiếu khảo sát của cơ quan sử dụng lao động, nhìn chung, kết quả làm việc của đối tƣợng thu hút từ mức đạt yêu cầu trở lên chiếm tỉ lệ rất cao (trên 90%). Trong đó, mức rất xuất sắc là 5,7%, mức tốt là 45% và mức khá khoảng 46%. Nếu so sánh năng lực công tác của đối tƣợng thu hút với các nhân viên có trình độ tƣơng đƣơng thì 61% cơ quan khảo sát đánh giá là có năng lực, tiếp cận công việc nhanh hơn [26].

Thành phố đã rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về môi trƣờng làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức thành phố nói chung và đối tƣợng NLCLC nói riêng. Qua thời gian công tác, nhiều cá nhân thể hiện sự năng động, tự tin trong việc tham mƣu, xử lý công việc, có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực chuyên môn đƣợc phân công, bố trí. Nhiều cán bộ thu hút đã trƣởng thành và tính đến nay đã có 297 học viên, đối tƣợng thu hút đƣợc tuyển dụng công chức, viên chức, có 118 ngƣời đƣợc bổ nhiệm lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc sở và tƣơng đƣơng trở lên. Từ chỗ lực lƣợng cán bộ có trình độ cao chƣa đáp ứng yêu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố, cơ cấu ngành nghề nguồn nhân lực chƣa cân đối, thiếu nhiều cán bộ khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là chuyên gia về khoa học kỹ thuật và công nghệ..., lực lƣợng cán bộ của thành phố hiện nay đã đƣợc cải thiện rõ rệt, trong đó Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đã và đang góp phần làm tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCVC.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) sử dụng nguồn NLCLC khu vực công thành phố đà nẵng (Trang 43 - 47)