6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Thuyết kỳ vọng Victor Vroom
Nội dung học thuyết
Thuyết kỳ vọng Victor Vroom (1964) cho rằng một cá nhân có xu hƣớng hành động một cách nhất định dựa trên những kỳ vọng rằng hành động đó sẽ dẫn đến một kết quả cho trƣớc và dựa trên mức độ hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân này. Học thuyết kỳ vọng xoay quanh ba khái niệm cơ bản hay ba mối liên hệ:
- Kỳ vọng hay mối quan hệ nỗ lực – thành tích: là khả năng mà một nhân viên nhận thức rằng việc bỏ ra mức nỗ lực nhất định sẽ dẫn đến một mức độ thành tích nhất định.
- Phƣơng tiện hay quan hệ thành tích – kết quả: là mức độ cá nhân tin rằng thực hiện công việc ở một mức độ cụ thể nào đó sẽ dẫn đến việc thu đƣợc một kết quả mong muốn.
- Hóa trị hay mức độ hấp dẫn của kết quả đầu ra: là mức độ quan trọng mà nhân viên đặt vào kết quả hay phần thƣởng tiềm năng mà họ có thể đạt đƣợc trong công việc.
Lý thuyết kì vọng nêu ra các vấn đề cần lƣu ý trong tạo động lực. Thứ nhất, nhấn mạnh đến phần thƣởng, sự trả công, thứ hai nhấn mạnh hành vi đƣợc kỳ vọng, thứ ba quan tâm kỳ vọng cá nhân của ngƣời lao động, đó có thể là kết
quả công việc, phần thƣởng hay những kết quả nhận đƣợc thỏa mãn những mục tiêu đã đề ra của ngƣời lao động.
Ứng dụng học thuyết
Để tạo động lực cho ngƣời lao động, ngƣời quản lý nên có các biện pháp để tạo nên sự kỳ vọng của họ đối với kết quả và phần thƣởng, đó có thể là sự hấp dẫn của chính các kết quả và phần thƣởng, cũng nhƣ giúp cho ngƣời lao động hiểu đƣợc mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực và thành tích, thành tích – kết quả và phần thƣởng. Nhà quản lý giải thích cho nhân viên thấu hiểu về mối quan hệ giữa sự nỗ lực và thành tích đạt đƣợc. Sự hấp dẫn của kết quả đạt đƣợc và phần thƣởng mà họ có thể nhận sẽ là động lực lớn để ngƣời lao động làm việc chăm chỉ hơn, gắn bó với tổ chức hơn. Các nhà quản trị có thể sử dụng những quy tắc của thuyết kỳ vọng trong những thiết kế hệ thống động viên cho việc xác định đầu ra mong muốn của tổ chức và đem lại cho mỗi nhân viên những phần thƣởng hấp dẫn.