6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Triển vọng phát triển ngành
Xét trên góc độ nền kinh tế: Kinh tế Việt Nam vẫn đƣợc cho là nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ 2010 trở lại đây cũng tăng mạnh. Do khối lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc chuyên chở chủ yếu bằng đƣờng biển nên việc gia tăng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ là cơ hội kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp hàng hải Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành cảng biển nói riêng. Về mặt định hƣớng:
Tại Nghị quyết số 09 – NQ/TW ngày 09/02/2007 “Về chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020” của Hội nghị lần thứ tƣ ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khoá X đã nhấn mạnh “Thế kỷ XXI đƣợc thế giới xem là thế kỷ của đại dƣơng”, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 kinh tế trên biển và ven biển sẽ đóng góp khoảng 53 – 55% tổng GDP của cả nƣớc.
Tại Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1601/QĐ – TTg ngày 15/10/2009, mục tiêu về hệ thống cảng biển đã đƣợc xác định cho giai đoạn 2020, định hƣớng đến 2030 là tập trung phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống cảng biển và luồng vào cảng. Tiếp theo đó, tại Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2190/QĐ – TTg ngày 24/12/2009 cũng đã xác định mục tiêu phát triển hệ thống cảng biển theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất, đặc biệt Cảng Đà Nẵng đƣợc đầu tƣ là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), về lâu dài có thể phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở
khu vực miền Trung.
Tổng hợp các yếu tố nêu trên đã khẳng định tiềm năng phát triển to lớn ngành hàng hải nói chung và kinh doanh khai thác cảng biển nói riêng trong tƣơng lai.
3.1.2. Định hƣớng phát triển của Cảng Đà Nẵng
Nghị quyết số 33– NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) ngày 16 tháng 10 năm 2003 về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” và Kết luận số 75/KL-TW ngày 11/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33– NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) đã xác định: “Phát triển Đà Nẵng theo hƣớng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế, tìm ra các động lực mới để xây dựng thành phố trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng”.
Từ mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển chung của Thành phố và nhận thức đƣợc vai trò của hệ thống cảng biển trong tƣơng lai, Cảng Đà Nẵng cũng đã xác định mục tiêu chiến lƣợc định hƣớng trong 05 năm tới là phát triển thành cảng có quy mô lớn, hiện đại tại Việt Nam, theo hƣớng phát triển container và tàu du lịch, trở thành một khâu trong chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics của khu vực với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Về sản lƣợng: Cảng xây dựng kế hoạch tăng trƣởng sản lƣợng bình quân năm trong giai đoạn 2014 – 2018 ở mức 10%, trong đó hàng container tăng trƣởng 15%/năm. Bên cạnh hàng container, dịch vụ tàu khách cũng là hoạt đông kinh doanh chiến lƣợc của Cảng.
- Về doanh thu: Cảng đặt ra kế hoạch doanh thu hoạt động cơ bản tăng trƣởng bình quân năm ở mức 11% trong giai đoạn 2014 – 2018 ở mức 11% và đạt mức 600 tỷ đồng vào năm 2018.
- Về lợi nhuận và cổ tức: Cảng đặt mục tiêu phấn đấu kế hoạch lợi nhuận và cổ tức đảm bảo sự gia tăng qua các năm, đạt mức 56 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2018 với tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ là 8,48% và tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2018 đạt 7,21%, tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận bình quân đạt mức 15%.
3.1.3. Quan điểm, mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực của Cảng Đà Nẵng
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng sống còn của Cảng Đà Nẵng, Cảng luôn cố gắng duy trì và phát huy nguồn lực này, luôn tạo mọi điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực nhằm cho ngƣời lao động yên tâm công tác, trong những năm kế tiếp, đề phù hợp với mô hình quản lý mới, Cảng đã đề ra một số mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực nhƣ sau:
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với mô hình quản lý mới nhằm huy động hết các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổ chức điều hành thông suốt, chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Hoàn thiện, đổi mới chính sách tuyển dụng, tăng cƣờng kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhất là cán bộ đầu ngành của Phòng, Ban, Chi nhánh.
- Hoàn thiện và đổi mới chính sách trả lƣơng, quy chế trả lƣơng nhằm giữ chân, thu hút nhân tài, các hình thức đãi ngộ, động viên đối với ngƣời lao động.
- Xây dựng lực lƣợng cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, kiến thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu kiến thức về lĩnh vực hàng hải và khai thác cảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng chuyên sâu, nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý đáp ứng tiêu chuẩn viên chức quản lý chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng nghề thuần thục nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và sử dụng quy trình công nghệ mới.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG
Dựa trên những phân tích thực trạng công tác tạo động lực cùng những căn cứ để xây dựng giải pháp nhƣ trên, tác giả xin trình bày một số giải pháp ứng dụng để hoàn thiện công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại Cảng Đà nẵng nhƣ sau:
3.2.1. Xây dựng bảng mô tả công việc
Để tạo động lực cho ngƣời lao động tại Cảng, thì đây là giải pháp cấp bách và rất cần thiết mà Cảng phải thực hiện ngay và kịp thời.
Mục đích: nhƣ những phân tích ở trên, hiện trạng Cảng chƣa xây dựng bản mô tả công việc cho bất kì chức danh công việc nào, các nhân viên đang làm việc tại phòng ban là do đã có thời gian công tác lâu năm, dựa trên những kinh nghiệm tự bản thân tích lũy trên cơ sở đó hoàn thành công việc, nếu trƣờng hợp bất khả kháng, nhân viên bộ phận nào đó thôi việc đột xuất, khi không có trong tay bảng mô tả công việc, không định hình đƣợc nội dung công việc phải làm thì ngƣời nhân viên mới sẽ vô cùng khó khăn trong việc phải thực hiện các bƣớc ra sao, cách thức thực hiện nhƣ thế nào, nhân viên sẽ mất rất nhiều thời gian để tự thích ứng và thông thạo trong công việc, gây ảnh hƣởng đến tiến độ công việc chung. Thật vậy, bản mô tả công việc thực sự rất quan trọng và vô cùng cần thiết đối với Cảng, nếu không có bản mô tả công việc, điều này ảnh hƣởng và gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, đánh giá, khen thƣởng cũng nhƣ định hƣớng làm việc cho ngƣời lao động, vì vậy Cảng cần phải gấp rút xây dựng bản mô tả công việc để khắc phục những khó khăn nhƣ đã nêu ở trên.
Yêu cầu: mô tả đầy đủ, chi tiết những nội dung việc phải hoàn thành của từng chức danh công việc, để làm đƣợc điều này, ngoài lấy ý kiến những ngƣời quản lý chuyên môn từng bộ phận Cảng, thì đồng thời có thể căn cứ dựa trên ý kiến đóng góp của nhân viên trực tiếp đang đảm nhiệm chức danh
công việc hiện tại, vì thực tế đây là lực lƣợng nắm chắc chắn nhất những việc cần làm trên thực tế tƣơng ứng vị trí mình đảm nhiệm một cách chi tiết, rõ ràng, trên cơ sở đó có những hoạch định chính xác cho bảng mô tả công việc cho từng chức danh, việc làm này đồng thời có nghĩa quan trọng đối với ngƣời lao động, một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của họ đối với tổ chức, khiến họ có trách nhiệm hơn trong công việc.
Khả năng ứng dụng: bảng mô tả công việc sau khi đƣợc xây dựng đƣợc ứng dụng trong những trƣờng hợp cụ thể sau:
Trong phỏng vấn tuyển dụng, làm cơ sở cho ứng viên và ngƣời tuyển dụng biết đƣợc sẽ phải làm gì, ứng viên biết đƣợc bản thân có phù hợp với việc đang tuyển hay không thông qua bảng chi tiết công việc đƣợc xây dựng.
Làm cơ sở cho công tác đánh giá thực hiện công việc của ngƣời lao động, trên cơ sở bảng mô tả công việc đã đƣợc xây dựng cho từng chức danh công việc, ngƣời lao động có định hƣớng đúng để thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc nêu, ngƣời quản lý cũng dựa trên những nội dung đó có đánh giá cụ thể, chính xác, công bằng đối với những nỗ lực làm việc của ngƣời lao động, điều này khiến ngƣời lao động yên tâm công tác, cố gắng thể hiện năng lực bản thân.
Căn cứ vào nội dung của bảng mô tả công việc, doanh nghiệp có thể tiến hành định giá công việc, xác định giá trị của mỗi công việc, tầm quan trọng, mức độ cần thiết của công việc trong dây chuyền hoạt động của tổ chức, trên cơ sở này có thể định hƣớng cho việc xây dựng chính sách tiền lƣơng cho ngƣời lao động một cách thỏa đáng, công bằng với công sức nhân viên đã bỏ ra.
Dựa trên những đóng góp của ngƣời lao động đối với tổ chức thông qua việc thực hiện tốt công việc của bản thân qua chi tiết của bảng mô tả công việc làm căn cứ cho việc luân chuyển, đề bạt, thăng tiến cho ngƣời lao động làm việc tốt, động viên ngƣời lao động.
Thiêt kế nội dung: bảng mô tả công việc đƣợc đề xuất giải pháp phải bao gồm đầy đủ các nội dung sau:
Thông tin chung về công việc: chức danh, bộ phận làm việc, cấp trên trực tiếp quản lý, địa điểm làm việc.
Mục đích của công việc: công việc đảm nhiệm có mục đích, vai trò nhƣ thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Nhiệm vụ và quyền hạn: bao gồm những nhiệm vụ gì, khi thực hiện nhiệm vụ đó thì bằng chứng công việc cụ thể đƣợc thể hiện ra sao, đồng thời quyền hạn, thẩm quyền giải quyết của ngƣời lao động tƣơng ứng với trách nhiệm công việc là nhƣ thế nào.
Mối quan hệ trong quá trình làm việc: trong quá trình giải quyết công việc thì phải làm việc với những mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức, tƣơng ứng với những mối quan hệ này có cấp trên, cấp dƣới, ngang cấp là ai, ai là ngƣời quản lý, giám sát hoạt động của ngƣời lao động, cũng nhƣ mối quan hệ giữa các chức danh công việc khác nhau là nhƣ thế nào.
Công cụ, phƣơng tiện, điều kiện làm việc: thể hiện đầy đủ điều kiện làm việc, công cụ máy móc thực hiện cũng nhƣ cƣờng độ, tính chất lao động.
Yêu cầu về nhân sự của chức danh công việc: để đảm nhiệm đƣợc vị trí công việc đó thì phải có những yêu cầu học vấn, chuyên môn, kĩ năng nhƣ thế nào.
Dựa trên những gợi ý về giải pháp xây dựng bảng mô tả công việc nhƣ trên, tác giả ví dụ đề xuất xây dựng nội dung bảng mô tả công việc cụ thể cho Bộ phận lập kế hoạch – MC cho Cảng nhƣ sau:
Bảng 3.1. Xây dựng bản mô tả công việc cho bộ phận lập kế hoạch – MC
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG VIỆC Chức danh
công việc Nhân viên lập kế hoạch – MC bãi Bộ phận làm
việc Kho hàng Container Cấp trên trực
tiếp Trƣởng bãi Container
Địa điểm làm
việc 01 - Yết Kiêu, Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng 2. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG VIỆC
Vận hành dây chuyền sản xuất của đơn vị một cách thông suốt, hiệu quả.
3. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN TT Nhiệm vụ Bằng chứng công việc Quyền hạn 1 Lập kế hoạch:
- Container hàng/ rỗng từ ôtô nhập bãi. - Container rút ruột/ đóng hàng tại kho
CFS/ bãi.
- Container hƣ hỏng, container quá khổ.
Kế hoạch hoàn thành, container sắp xếp khoa học
4
2 - Theo dõi, giám sát hoạt động xuất/ nhập tại bãi/ kho CFS:
- Dịch chuyển shifting đảo chuyển cont hàng/ rỗng tại bãi.
Đảm bảo hoạt động thông suốt của bãi
4 3 Theo dõi, giám sát, kết hợp với bộ phận
Nâng hạ tiến hành đôn đốc đảm bảo thực hiện đúng nhƣ cam kết về thời gian giao nhận với khách hàng.
Đảm bảo thời gian giao/ nhận với khách hàng
4. MỐI QUAN HỆ TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
Bên trong
Cấp trên
- Ban Giám đốc Cảng Đà Nẵng - Ban Giám đốc Xí nghiệp - Trƣởng Bãi Container - Trƣởng ca sản xuất Ngang cấp - Bộ phận MC tàu. - Bộ phận thủ tục, thống kê, chứng từ. - Bộ phận bàn cân. Cấp dƣới Không có Bên ngoài Cơ quan hành chính nhà nƣớc Khách hàng
- Đại diện của các hãng container: Giải quyết các yêu cầu liên quan đến tọa độ container.
- Đại diện chủ hàng/ nhà vận tải/ lái xe: Giải quyết các yêu cầu liên quan đến tọa độ container, thời gian giao nhận container.
Khác
5. CÔNG CỤ, PHƢƠNG TIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Công cụ,
phƣơng tiện làm việc
Máy vi tính, điện thoại, máy bộ đàm, máy in, máy photocopy.
Điều kiện làm việc
Vệ sinh môi trƣờng Cƣờng độ, tính chất lao động
- Bình thƣờng - Bình thƣờng x - Độc hại x - Nặng nhọc, nguy hiểm - Đặc biệt độc hại - Đặc biệt nặng nhọc, nguy
6. YÊU CẦU VỀ NHÂN SỰ CỦA CHỨC DANH CÔNG VIỆC 1
Trình độ chuyên môn
Đại học. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế. Phải đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ quản lý hàng hóa/
container.
2 Kỹ năng tin học
Sử dụng thành thạo phần mềm Catos, Ctos, excel, word, email.
3 Kỹ năng ngoại ngữ
Kỹ năng tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết để giao tiếp đƣợc.
4
Kỹ năng chuyên môn
- Quản lý và khai thác container. - Quản lý và khai thác hệ thống Catos - Nghiệp vụ hải quan
5 Kỹ năng khác
- Có khả năng phân tích, dự doán, đánh giá các thông tin, dữ liệu.
- Xử lý nhanh nhạy các tình huống phát sinh, thay đổi kế hoạch phù hợp
- Làm việc với hiệu suất cao, chịu đƣợc áp lực công việc, có thái độ cầu tiến.
6 Thâm niên công tác chuyên môn 24 tháng 7 Yêu cầu khác
NGƢỜI LẬP NGƢỜI KIỂM TRA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
Dựa trên cơ sở giải pháp xây dựng bản mô tả công việc, Cảng tiếp tục thực hiện xây dựng Cẩm nang thực hiện công việc, cẩm nang này có thể do Đoàn thanh niên phụ trách hoàn thành và quản lý chung. Nội dung của cẩm nang công việc là lấy ý kiến đóng góp trực tiếp của ngƣời lao động góp phần làm đầy đủ thêm nội dung của bảng mô tả công việc, cũng nhƣ việc tích lũy những kinh nghiệm có đƣợc ngoài công việc của ngƣời lao động đi trƣớc, ngƣời lao động làm việc lâu năm, hoặc ngƣời lao động về hƣu nhằm hƣớng dẫn, chỉ dẫn cho đối tƣợng lao động trẻ có cơ sở để học hỏi, tiếp thu một cách nhanh chóng, đồng thời tránh tình trạng mất căn bản, bào mòn kiến thức nền tảng căn bản do sự thay đổi của thời gian, con ngƣời. Điều này khiến ngƣời