Công tác đào tạo, thăng tiến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cảng đà nẵng (Trang 35 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Công tác đào tạo, thăng tiến

Khái niệm

Đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp cho ngƣời lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình [3, tr. 153].

Thăng tiến: là sự tiến bộ về chuyên môn, về cấp bậc, địa vị trong công việc.

Để một chƣơng trình đào tạo có hiệu quả cao cần phải thực hiện theo đúng tiến trình: xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, xác định đối tƣợng đào tạo, xây dựng chƣơng trình đào tạo và lựa chọn phƣơng pháp đào tạo, kinh phí cho đào tạo, đánh giá chƣơng trình và kết quả công tác đào tạo.

Việc áp dụng thành công loại hình đào tạo nào còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Có các hình thức nhƣ: tự đào tạo theo chỉ dẫn, học nghề, kèm cặp, hoặc đào tạo do các tổ chức doanh nghiệp bên ngoài đảm nhiệm và doanh nghiệp tổ chức chi trả.

Vai trò

Đối với doanh nghiệp: duy trì và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Những công ty lớn thƣờng hấp dẫn các ứng viên do có chính sách đào tạo phong phú bởi không có ngƣời lao động xuất sắc, vừa nhận vào làm có thể làm đƣợc ngay và thích nghi ngay với môi trƣờng làm việc của công ty, cả với những nhân viên làm việc lâu năm trong công ty thì trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ kỹ thuật thay đổi chóng mặt nếu không đƣợc đào tạo và phát triển họ sẽ trở nên lạc hậu. Với tổ chức thì kết quả mà ngƣời lao động đạt đƣợc cũng là thành quả của doanh nghiệp. Duy trì và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra còn thể hiện nét đẹp văn hóa doanh nghiệp.

Đối với ngƣời lao động: đƣợc trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu và nguyện vọng phát triển của ngƣời lao động hơn nữa tạo cho họ có cách nhìn, cách tƣ duy mới trong công việc, phát huy tính sáng tạo cho ngƣời lao động, nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc, từ sự gắn bó với công việc sẽ làm cho họ gắn bó hơn với công ty.

Để công tác đào tạo, thăng tiến thực sự trở thành công cụ đắc lực để tạo động lực cho người lao động, phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Mục tiêu, nhu cầu đào tạo rõ ràng, cụ thể, đáp ứng nhu cầu của công việc, của doanh nghiệp.

- Xác định đúng đối tƣợng, phù hợp yêu cầu, mục tiêu đào tạo.

- Chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo khoa học, đầy đủ, nội dung đƣợc cập nhật liên tục, đáp ứng xu hƣớng thay đổi về kỹ thuật, công nghệ mới.

- Đảm bảo việc đánh giá kết quả sau đào tạo là công bằng, công khai, minh bạch, đồng thời tạo điều kiện cho ngƣời lao động có cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân, tạo động lực để họ phấn đấu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cảng đà nẵng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)