Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng công trình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3 Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng công trình

Trong giai đoạn hiện nay, quản lý chất lƣợng công trình đã đƣợc nhận thức là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác quản lý chất lƣợng công trình có ảnh hƣởng không nhỏ tới giá trị đích thực của sản phẩm xây dựng, tiến độ công trình so với kế hoạch đề ra, vốn đầu tƣ thực hiện so với tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt.

Nhận thức đƣợc vấn đề này, trong thời gian qua, công tác quản lý chất lƣợng công trình đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt đƣợc chú trọng. Các văn bản quy định, hƣớng dẫn quy trình, hệ thống tổ chức quản lý chất lƣợng xây dựng đã đƣợc ban hành và triển khai kịp thời, từng dự án thi công đều tổ chức giám sát, nghiệm thu chất lƣợng công trình. Mô hình quản lý chất lƣợng thông qua các tổ chức tƣ vấn giám sát thay cho mô hình cũ do chủ đầu tƣ tự tổ chức giám sát đƣợc áp dụng rộng rãi. Các cơ quan chức năng QLNN về chất lƣợng thƣờng xuyên phổ biến, hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức giám sát chất lƣợng ở công trƣờng. Năng lực đội ngũ quản lý chất lƣợng công trình từng bƣớc đƣợc nâng cao, trang thiết bị phục vụ công tác giám định đƣợc đổi mới, nâng cấp. Do vậy, công tác quản lý chất lƣợng công trình đã đi vào nền nếp.

Trong thời gian gần đây, việc tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng và bảo trì các công trình xây dựng đƣợc thực hiện theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ đã góp phần tích cực nâng cao chất lƣợng công trình và phòng chống thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng.

a. Công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế xây dựng

Nhìn chung, các Chủ đầu tƣ, các tổ chức tƣ vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý về khâu khảo sát, thiết kế xây dựng.

Công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập dự toán là công tác đặt nền móng cho giai đoạn thực hiện đầu tƣ. Quản lý chất lƣợng ở đây chính là công tác thẩm định khảo sát, thiết kế, dự toán một cách khách quan, trung thực, chính xác. Để làm đƣợc điều đó, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ truyên trách có đầy đủ năng lực và trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, hằng năm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố đều cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, công trình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật về công tác khảo sát, thiết kế.

Thƣờng xuyên có sự phối hợp quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, tổ chức kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các quy phạm trong công tác quản lý chất lƣợng khảo sát, thiết kế theo các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của Chính phủ.

b. Công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công

Công tác quản lý chất lƣợng các công trình cơ sở hạ tầng trong quá trình thi công luôn đƣợc lãnh đạo chính quyền địa phƣơng đặt lên hàng đầu trong quá trình quản lý dự án. Ngay từ khi bắt đầu triển khai các dự án, các hoạt động quản lý nâng cao chất lƣợng trong quá trình thi công đƣợc các đơn vị tham gia từ Chủ đầu tƣ, tƣ vấn giám sát, tƣ vấn thiêt kế, các nhà thầu và các địa phƣơng quan tâm và thực hiện đảm bảo theo quy định.

Công tác giám sát chất lƣợng thi công xây dựng ngày càng đƣợc các chủ đầu tƣ đặc biệt quan tâm và đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng ghi nhận. Hầu hết các công trình thi công đúng thiết kế và đạt chất lƣợng cao, đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng.

c. Tồn tại trong quá trình quản lý chất lượng công trình

thuật- tổng dự toán chƣa đƣợc quan tâm. Tình trạng không tuân thủ trình tự đầu tƣ trong thời gian qua là khá phổ biến trên địa bàn thành phố, chƣa thực hiện đúng các nội duyệt đã đƣợc duyệt trong quyết định đầu tƣ, áp dụng sai định mức, đơn giá; công tác thẩm định dự án còn buông lỏng chất lƣợng, coi trọng số lƣợng dẫn đến các quyết định phê duyệt liên tục phải bổ sung, điều chỉnh.

Tình trạng một số cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác dẫn đến phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần. Thậm chí có những dự án vừa thiết kế, vừa thi công..., đến giai đoạn cuối hoặc khi thi công xong mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hoá các chi phí phát sinh.

Một số dự án công trình không lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, quy trình bảo trì công trình; vẫn còn một số công trình chƣa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong thi công.

Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác duy tu, bảo dƣỡng còn hạn chế; công tác tƣ vấn giám sát chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức; cơ chế huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, khai thác vận hành các công trình còn kém hiệu quả dẫn đến có một số công trình nhanh chóng hƣ hỏng, xuống cấp.

Năng lực tài chính của một số nhà thầu còn hạn chế nên việc thi công công trình còn manh mún, kéo dài thời gian hợp đồng. Nhiều nhà thầu cùng một lúc đấu thầu và nhận nhiều công trình dẫn đến công việc thi công phải dàn trải, phụ thuộc nhiều vào việc tạm ứng và thanh toán của Chủ đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)