8. Cấu trúc của luận văn
1.2.5 Công tác giám sát và đánh giá kết quả đầu tƣ
Giám sát đầu tƣ là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tƣ gồm giám sát chƣơng trình, dự án đầu tƣ và giám sát tổng thể đầu tƣ. Đánh giá chƣơng trình, dự án đầu tƣ (bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất) là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt đƣợc theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tƣ hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nƣớc tại một thời điểm nhất định.
Giám sát, đánh giá kết quả đầu tƣ là một trong những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN. Về nguyên tắc giám sát, đánh giá đầu tƣ, Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ quy định: giám sát đánh giá đầu tƣ phải đúng đối tƣợng, phạm vi, nội dung; không gây cản trở công việc của các đối tƣợng chịu sự giám sát và đánh giá đầu tƣ; các thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xá, trung thực và minh bạch; phải xem xét toàn diện, đồng bộ các vấn đề liên quan đến quá trình đầu tƣ; kết quả giám sát, đánh giá phải đƣợc xử lý và phản hồi tích cực và phải đƣợc lƣu trữ một cách hệ thống…
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN
Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Các nhân tố này có thể là chủ quan, có thể là khách quan. Đó là các yếu tố do tự nhiên mang lại, các loại rủi ro có thể lƣờng trƣớc, không lƣờng trƣớc; là các yếu tố do con ngƣời mang lại nhƣ: trình độ chuyên môn của các nhà quản lý đầu tƣ, các điều chỉnh về văn bản quy phạm pháp luật…