8. Cấu trúc của luận văn
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân của những tồn tại trên một phần là do chƣa có một cơ chế quản lý đầu tƣ XDCB đồng bộ cho cả quá trình ban hành quyết định đầu tƣ. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhƣng chƣa có cơ quan chủ trì cùng các ban ngành liên quan tổng kết rút kinh nghiệm và đƣa ra giải pháp triệt để khắc phục. Mặc dù chấp hành đúng các chính sách chung của Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB là yếu tố tiên quyết, việc nghiên cứu tổng thể để có một cơ chế rõ ràng, trong đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự thống nhất trong nhận thức và có phƣơng án phối hợp chặt chẽ hơn giữa các chủ thể liên quan, đƣa công tác đầu tƣ XDCB vào nề nếp và qua đó nâng cao hiệu quả đầu tƣ XDCB trên địa bàn.
a. Nguyên nhân khách quan
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát cao, tình hình thiên tai, dịch bệnh, diễn biến bất thƣờng ngày càng phức tạp và khó lƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu từ bán quyền sử dụng đất và bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội; thị trƣờng bất động sản đóng bang, ít sôi động. Hơn nữa, một số nhà thầu khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng dẫn đến năng lực tài chính của nhà đầu tƣ suy giảm, không đủ khả năng để hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Chƣa có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tƣ phát triển, nhất là các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực từ quỹ đất đô thị vào đầu tƣ kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các vị trí góc ngã tƣ, ngã ba đƣờng, khu vực dọc biển Tuy Hòa.
Do đặc điểm của hoạt động đầu tƣ phát triển nói chung và đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng: thời gian thi công công trình cũng nhƣ thời gian thu hồi vốn đầu tƣ là rất dài, lại cần khối lƣợng vốn đầu tƣ lớn, khó thu hồi vốn nên ít thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ tƣ nhân tham gia vào lĩnh vực này.
b. Nguyên nhân chủ quan
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số tổ chức chính quyền cơ sở có lúc chƣa tập trung, chƣa thể hiện sự quyết tâm cao trong việc thực hiện các chủ trƣơng của cấp trên trong công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đội ngũ làm công tác tham mƣu chƣa thể hiện đƣợc sự năng động, sáng tạo trong việc tiếp cận và đề ra các giải pháp đột phá để phát triển đầu tƣ xây dƣng, chƣa chủ động đề xuất, kiến nghị tỉnh các chính sách thu hút đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Chƣa tranh thủ đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của Trung ƣơng, tỉnh cho thành phố, nhất là việc tranh thủ các nguồn vốn lớn để đầu tƣ cho các công trình trọng điểm để tạo sự đột phá, phát triển, mở rộng đô thị, các công trình hạ tầng đô thị và phúc lợi xã hội. Cơ chế chính sách thu hút, kêu gọi đầu tƣ, khuyến khích khai thác nguồn lực xã hội chƣa thật sự hấp dẫn để thu hút nguồn lực xã hội hóa vào đầu tƣ phát triển.
Nguồn kinh phí để thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết toàn thành phố còn hạn chế. Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng ít nên tình trạng những khu vực đã có quy hoạch nhƣng chƣa thực hiện theo quy hoạch còn xảy ra nhiều.
Công tác quản lý đầu tƣ xây dựng chƣa phát huy hết hiệu quả là do lực lƣợng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng, về tƣ vấn giám sát đầu tƣ năng lực còn hạn chế dẫn đến chất lƣợng dự án không cao, có khi thẩm định còn sai sót, thời gian kéo dài, giám sát không chặt chẽ dẫn đến việc có công trình phải phá đi làm lại hay tuổi thọ của công trình không nhƣ kế hoạch. Công tác giám sát cộng đồng còn chƣa đƣợc phổ biến, chƣa có hƣớng dẫn đồng bộ, các chủ đầu tƣ, các cơ quan quản lý còn chƣa quan tâm thực hiện.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Tuy Hòa trong 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân ở địa phƣơng. Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tƣ xây dựng CSHT từ nguồn vốn NSNN ở địa phƣơng vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ :
(1) Công tác quản lý xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tƣ: Chất lƣợng quy hoạch đô thị chƣa cao ; công tác triển khai còn chậm. Chƣa quy hoạch các công trình công cộng ; vẫn còn tồn tại một số khu dân cƣ tự phát, thẩm mỹ đô thị chƣa đƣợc chú trọng.
(2) Công tác quản lý tiến độ thực hiện các công trình: Tiến độ thực hiện còn chậm. Công tác giải pháp mặt bằng chƣa theo đúng tiến độ. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng chƣa chặt chẽ dẫn đến khâu giải quyết thủ tục hành chính còn chậm, kéo dài.
(3) Công tác quản lý chất lƣợng cộng trình: Một số công trình chƣa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong thi công. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác duy tu, bảo dƣỡng còn hạn chế ; công tác tƣ vấn giàm sát chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Năng lực tài chính của một số nhà thầu còn hạn chế, dẫn đến việc thi công công trình còn manh mún, kéo dài thời gian hợp đồng.
(4) Công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ: Việc bố trí vốn còn dàn trải, thiếu tập trung, vẫn còn trình trạng nợ vốn công trình tích tụ nhiều năm gây thất thoát, lãng phí. Nguồn vốn NSNN bố trí cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Công tác quyết toán vốn các công trình thực hiện chậm.
(5) Công tác giám sát, đánh giá kết quả đầu tƣ: Các chủ đầu tƣ chƣa có báo cáo giám sát đánh giá đầu tƣ theo quy định nên tiến độ và chất lƣợng
công tác kiểm tra, đánh giá còn hạn chế. Hiệu lực của các văn bản giám sát chƣa cao, kết quả đánh giá của các lần kiểm tra còn mang tính hình thức, nhắc nhở.
Có thể nói, việc đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố là việc làm hết sức cần thiết, là cơ sở để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong công tác quản lý đầu tƣ xây dựng. Trên cơ sở phân tích những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý sẽ giúp cho chính quyền địa phƣơng xây dựng những giải pháp hoàn thiện hơn trong công tác quản lý đầu tƣ xây dựng ở địa phƣơng mình.
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA