Vai trò của quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 33 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.3 Vai trò của quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn

vốn ngân sách nhà nƣớc

Đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tƣ xây dựng không chỉ góp phần tạo ra vốn sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất. Ngoài ra, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình thực hiện từ nguồn vốn NSNN tạo ra nguồn vốn, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội thông qua sử dụng hệ thống thuế hiệu quả; tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động qua các hoạt động đầu tƣ xây dựng mở rộng quy mô sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống ngƣời dân, góp phần nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng.

a. Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN có ảnh hƣởng đến tổng cung, tổng cầu và tác động đến sự ổn định của nền kinh tế. Trong những năm qua, Nhà nƣớc ta đã bố trí hàng chục nghìn tỷ đồng hằng năm để đầu tƣ các công trình, nhà máy, đƣờng giao thông, các công trình thủy lợi,… quan trọng, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội. Ngoài ra đầu tƣ xây dựng các công trình còn làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, tác động trực tiếp đến tốc độ phát triển

kinh tế. Vì vậy, đối với mỗi quốc gia cần có một cơ chế chính sách thích hợp để huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ có hiệu quả nhằm nâng cao tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế nƣớc mình.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ xây dựng CSHT từ nguồn vốn NSNN vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giữa các ngành, vùng và tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của ngành, vùng về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị. Trong thời gian qua, mặc dù Nhà nƣớc ta đã kêu gọi thu hút vốn đầu tƣ dƣới nhiều phƣơng diện, tập trung đẩy mạnh quá trình xã hội hóa bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣng nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò chủ đạo trong tổng vốn đầu tƣ của các công trình xây dựng vẫn là nguồn NSNN, nhất là khi đầu tƣ vào những lĩnh vực mang tính đột phá, làm tiền đề thúc đẩy phát triển các ngành khác nhƣ: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, vận tải…; đồng thời đầu tƣ ở những vùng kinh tế khó khăn nhƣ: vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các vùng biên giới…

Qua việc đầu tƣ này, Chính phủ đã dần giải quyết sự mất cân đối về phát triển, đƣa vùng kinh tế kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu bằng cách phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi vùng, phát triển mạnh những vùng khác phát triển. Nhìn chung, việc tập trung đầu tƣ xây dựng các công trình từ nguồn vốn NSNN có tác động mạnh và trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc tăng giảm vốn đầu tƣ theo thứ tự ƣu tiên cho từng vùng, từng ngành trong từng thời kỳ.

b. Tác động đến phát triển xã hội

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách góp phần mở rộng sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng, tăng tích lũy, là yếu tố quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Kết quả của các hoạt động đầu tƣ xây dựng đều đƣa tới mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, nhƣng tác động đến tăng

trƣởng kinh tế ở mỗi lĩnh vực lại không giống nhau.

Đầu tƣ cơ sở hạ tầng vào lĩnh vực kinh tế cho thấy hiệu quả đầu tƣ nhanh và rõ ràng hơn so với hoạt động đầu tƣ vào lĩnh vực xã hội. Đầu tƣ các công trình xây dựng từ nguồn vốn NSNN ở lĩnh vực xã hội thƣờng là hoạt động đầu tƣ cho sức khỏe con ngƣời, phát triển trí tuệ, văn hóa xã hội và các hoạt động đầu tƣ khác nhau nhƣ: Đầu tƣ cho bộ máy quản lý nhà nƣớc, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc tế… Các hoạt động đầu tƣ xây dựng này có tác động không nhỏ đến tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội, dù gián tiếp qua nguồn nhân lực và các nhân tố về môi trƣờng đầu tƣ. Hơn nữa, tác động của đầu tƣ xây dựng ở các lĩnh vực này mang tính chiến lƣợc. Bởi vậy, hiệu quả phải sau thời gian dài mới có thể hiểu rõ các con số.

Trên thực tế, mỗi năm có một bộ phận vốn khá lớn trong tổng vốn đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn NSNN đƣợc sử dụng với mục đích đầu tƣ cho nghiên cứu, cho việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống, đầu tƣ cho giáo dục, cho xóa đói giảm nghèo… Các hoạt động đầu tƣ này đã góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân, giảm thất nghiệp và ổn định xã hội, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lƣợng cho sự tăng trƣởng.

Từ việc phân tích vai trò của đầu tƣ xây dựng cơ bản, ta có thể nhận thấy công tác quản lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một hoạt động không thể tách rời trong suốt quá trình vận hành của bất kỳ một chu kỳ thực hiện một công trình đầu tƣ xây dựng nào. Công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc có một số vai trò cơ bản sau:

Quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản giữ vai trò liên kết, là điểm nối của tất cả các hoạt động, các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản, là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một quá trình đầu tƣ xây dựng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)