Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 90 - 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2 Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình góp phần nhanh chóng đƣa công trình xây dựng vào sử dụng, từ đó đem lại hiệu quả tích cực đối với các chủ đầu tƣ, nhà thầu xây dựng và toàn xã hội. Chính vì vậy, việc đảm bảo và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đầu tƣ xây dựng, trong đó có các công trình đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc là một yêu cầu quan trọng trong công tác tổ chức và quản lý thực hiện đầu tƣ xây dựng các công trình.

Để làm đƣợc điều này, chính quyền địa phƣơng các cấp cần phải tăng cƣờng công tác quản lý, tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện hoàn thành kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản hằng năm, bám sát công trình, thƣờng xuyên đôn đốc các đơn vị thi công, tƣ vấn, tận dụng tối đa thời gian đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành cơ bản kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản đúng kế hoạch hằng năm địa phƣơng đã đề ra.

Với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ thực trạng công tác quản lý tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Tuy Hòa trong những năm qua, có thể dễ dàng nhận thấy hai trong nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tiến độ thi công các công trình của địa phƣơng là công tác giải phóng mặt bằng thực hiện chậm và thiếu nguồn vốn đầu tƣ cho các công trình. Chính vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, trƣớc hết địa phƣơng cần phải xây dựng giải pháp khắc phục hai tồn tại nêu trên.

a. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để nâng cao tiến độ các dự án

công trình xây dựng là do công tác giải phóng mặt bằng thực hiện chậm. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ triển khai quá trình thực hiện các dự án, đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN thì các cấp chính quyền địa phƣơng cần phải thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng.

Công tác tuyên truyền, vận động đƣợc đánh giá là khâu then chốt, có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của những ngƣời có đất bị thu hồi, đất có trong dự án là việc làm cần thiết, là nhiệm vụ đầu tiên cần phải ƣu tiên giải quyết trong quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Để thực hiện đạt mục tiêu này, chính quyền địa phƣơng cần phải tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhiều phƣơng pháp tới tầng lớp nhân dân về nhu cầu sử dụng đất, làm cho bà con nhân dân hiểu đƣợc các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, để cộng đồng dân cƣ nắm bắt đƣợc ý nghĩa và sự cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các công trình phát triển kinh tế - xã hội, từ đó truyền tải đến bà con nhân dân nhận thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc chấp hành chủ trƣơng thu hồi đất của Nhà nƣớc.

Công tác giải phóng mặt bằng cần phải chủ động triển khai thực hiện, đi trƣớc một bƣớc bằng cách đƣa công tác giải phóng mặt bằng vào giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ. Để việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo đúng quy hoạch, địa phƣơng cần phải thành lập quỹ đầu tƣ xây dựng phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng để chủ động tạo nguồn vốn nhằm phục tốt nhất cho công tác giải phóng mặt bằng một cách sớm nhất, đảm bảo hoạt động đầu tƣ theo đúng tiến độ, góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí.

địa phƣơng thành phố cũng cần phải quan tâm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Cụ thể:

- Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ phải đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, quy trình phải đƣợc công khai rõ ràng, thủ tục giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

- Việc tiếp nhận và giải quyết các đơn thƣ kiến nghị, khiếu nại của công dân phải đƣợc thực hiện kịp thời, giải quyết ngay khi phát sinh từ các cơ sở, các ngành và không đƣợc đùn đẩy, tránh né. Trong một số trƣờng hợp thấy cần thiết, cần phải tổ chức đối thoại thực tiếp, giải thích chính sách cho ngƣời dân thấu hiểu.

- Tăng cƣờng chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, kịp thời xử lý các vƣớng mắc liên quan đến cơ chế, đơn giá bồi thƣờng cho ngƣời dân và bố trí quỹ đất tái định cƣ.

- Cần kiện toàn, ổn định bộ máy và tập trung bồi dƣỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, phát luật, nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức làm công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng theo quy định của Luật đất đai.

- Nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy trình thông báo thu hồi đất, lập và thẩm định phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ; công khai, minh bạch kết quả kiểm kê, phƣơng án, cơ chế, chính sách, đơn giá áp dụng; chủ trƣơng thu hồi đất, quyết định thu hồi đất theo quy định.

- Rút ngắn thời gian thẩm định điều kiện, phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng và đăc biệt là thời gian chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ.

b. Thu hút vốn đầu tư góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình

hiện các công trình là thiếu vốn trong quá trình thực hiện đầu tƣ. Nhu cầu đầu tƣ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Tuy Hòa là rất lớn. Song bản thân tiềm lực về kinh tế ở địa phƣơng còn hạn chế, chƣa đủ khả năng vốn tích lũy để đầu tƣ. Chính vì vậy, cần phải huy động mọi nguồn vốn thuộc các tầng lớp xã hội.

Tổng vốn đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2016- 2020 ƣớc khoảng 46.610 tỷ đồng (tƣơng đƣơng khoảng 2,304 tỷ USD). Trong đó: ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 34,61%; dịch vụ, cơ sở hạ tầng chiếm 64,62% và nông, lâm, thủy sản chiếm 0,77%.

Bảng 3.1 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển KT – XH Thành phố Tuy Hòa đến năm 2020

Các chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 Cộng 2016 - 2020 I. Tổng số Tỷ đồng 8.202 8.782 9.427 10.261 9.938 46.610

Công nghiệp – Xây dựng

Tỷ đồng

2.650 2.937 3.257 3.722 3.567 16.133

Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 62 68 73 77 79 359

Dịch vụ, cơ sở hạ tầng Tỷ đồng 5.490 5.777 6.097 6.462 6.292 30.118

II Quy ra USD Triệu

USD 405 434 466 507 491 2.304

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa đến năm 2020)

Để thu hút đƣợc vốn đầu tƣ phát triển cở hạ tầng, trƣớc hết cần tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để khuyến khích sự đầu tƣ của các tổ chức, các đoàn thể xã hội. Cần có một chính sách ƣu đãi đặc biệt đối với các tổ chức, đoàn thể có số lƣợng vốn đầu tƣ lớn. Ngoài ra, cần thực hiện các thủ tục về

đầu tƣ cho các chủ đầu tƣ phát triển phải diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi trên cơ sở hai bên đều có lợi. Và cuối cùng là tạo mọi điều kiện cần thiết để cho các chủ đầu tƣ có thể tin tƣởng hơn và đầu tƣ một cách có hiệu quả vào nhiều lĩnh vực trong vùng.

Ban hành các chính sách ƣu đãi đầu tƣ cùng với cơ chế hỗ trợ cho nhà đầu tƣ. Cụ thể, ban hành các chính sách ƣu đãi đầu tƣ tại các khu công nghiệp nhƣ: ƣu đãi về đất đã phát triển cơ sở hạ tầng; giảm tiền thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng; ƣu đãi về tiền sử dụng đất; các cơ chế ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ, hỗ trợ bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ triển khai thực hiện dự án thuận lợi nhƣ: đền bù, giải phóng mặt bằng, đào tạo lao động.

Về môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, cần xây dựng một chƣơng trình triển khai có hiệu quả những nội dung đổi mới thể chế kinh tế do Trung ƣơng ban hành có hiệu lực trong năm 2015 nhƣ: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật kinh doanh bất động sản…, tạo sự vƣợt trội trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các tỉnh trong khu vực; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút các nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Xây dựng chính sách “hành chính công nghiệp”, chính quyền các địa phƣơng phải thực sự là ngƣời cung cấp dịch vụ hành chính công cho doanh nghiệp, là ngƣời đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình đầu tƣ và kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc thực hiện các thủ tục hành chính nhƣ: rút ngắn thời gian giải quyết , thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tƣ lập thủ tục và triển khai hoạt động đầu tƣ với thời gian ngắn nhất. Đồng thời áp dụng các gói hỗ trợ ngoài hàng rào các dự án, nhất là các dự án lớn, quan trọng. Phối hợp giải quyết kịp thời các khó khăn, vƣớng mắc của nhà đầu tƣ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch thu hút vốn và phân loại theo từng nguồn huy động cụ thể nhƣ sau:

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và ODA: Đây là nguồn vốn cơ bản, là nền tảng để thu hút các nguồn vốn khác, dự kiến chiếm khoảng từ 25 – 30% tổng vốn đầu tƣ. Bên cạnh nguồn thu ngân sách trực tiếp từ địa phƣơng, cần phải tranh thủ sự hỗ trợ từ ngân sách của Tỉnh, Trung ƣơng, các tổ chức quốc tế để đầu tƣ kết cấu hạ tầng.

Tăng cƣờng quản lý, thu chi ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu từ các thành phần kinh tế. Có chính sách nuôi dƣỡng nguồn thu hợp lý. Thực hiện chi tiết kiệm hiệu quả, tiếp tục cải cách cơ cấu chi ngân sách theo hƣớng giảm tỷ trọng chi thƣờng xuyên, tăng dần chi ngân sách cho đầu tƣ phát triển.

Huy động vốn ngân sách thông qua việc sử dụng hiệu quả quỹ đất, cho thuê mặt bằng kinh doanh, thuê quyền sử dụng đất, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.

Có kiến nghị kịp thời và tích cực phối hợp với Tỉnh, các Bộ, ngành Trung ƣơng đầu tƣ xây dựng các công trình quy mô lớn trên địa bàn.

Xây dựng các dự án để thanh thủ các nguồn vốn thông qua các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các Chƣơng trình hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế (tranh thủ nguồn vốn ODA).

- Vốn doanh nghiệp, nhân dân và FDI: Đây là nguồn vốn có ý nghĩa lâu dài, có tính chất quyết định, dự kiến chiếm khoảng 55 – 60% tổng vốn đầu tƣ. Sử dụng nguồn vốn này phát triển các ngành, lĩnh vực đầu tƣ nhằm tăng năng lực sản xuất, cải tiến và áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Sau khi quy hoạch đƣợc phê duyệt, cần nhaanh chóng triển khai công bố rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân. Phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, xúc tiến kêu gọi đầu tƣ.

Chính quyền địa phƣơng nên có kiến nghị với UBND tỉnh cho thành phố cơ chế huy động vốn rộng rãi theo nhiều hình thức phù hợp với luật pháp quy định để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Mở rộng các dự án đầu tƣ theo hình thức BOT, BT, BTO, EPC… phát triển các hình thức huy động vốn bằng cổ phiếu, cố phần, công trái nhà nƣớc…

Để tăng khả năng thu hút vốn đầu tƣ FDI vào các lĩnh vực ƣu tiên mời gọi đầu tƣ cần có tính đồng bộ, hệ thống và vận hành nhịp nhàng nhằm đạt đƣợc mục tiêu cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế tiên tiến. Đổi mới tƣ duy về thu hút và sử dụng vốn FDI vào vùng kinh tế trong điểm trong khu vực theo hƣớng tạo thuận lợi các điều kiện dễ quản lý hơn. Các địa phƣơng trong toàn vùng cần phối hợp xây dựng chiến lƣợc thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI, lồng ghép chiến lƣợc này vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của cả nƣớc phù hợp với từng giai đoạn, cũng nhƣ gắn liền với chiến lƣợc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả phƣơng thức “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” trong đầu tƣ xây dựng ở một số công trình: bê tông vỉa hè, hẻm phố, điện chiếu sáng, giao thông nông thôn, kênh mƣơng nội đồng…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 90 - 96)