Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 26 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.1 Một số khái niệm

* Cơ sở hạ tầng

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về cơ sở hạ tầng.

- Theo quan điểm Triết học: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm: Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dƣ của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tƣơng lai; trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo chi phối các quan hệ sản xuất khác. Nó quy định xu hƣớng chung của đời sống kinh tế - xã hội. Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể đƣợc đặc trƣng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó.

- Ngân hàng Thế giới (WB) đƣa ra cách định nghĩa cơ sở hạ tầng bằng cách chỉ ra những lĩnh vực liên quan và cho rằng những tài sản vốn để hình thành lĩnh vực này đƣợc xem là cơ sở hạ tầng.

Nhƣ vậy, có thể hiểu cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật, kiến trúc đƣợc hình thành theo một cấu trúc nhất định và có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đời sống của dân cƣ, đƣợc bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.

Khi lực lƣợng sản xuất chƣa phát triển, quá trình tiến hành các hoạt động chỉ là sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố là lao động, đối tƣợng lao động

và tƣ liệu lao động, chƣa có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Khi lực lƣợng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham gia của cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Hiện nay chúng ta đang tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn 3 – giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vừa phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Nhƣ vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng đƣợc nâng lên thì cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển.

Có thể phân loại cơ sở hạ tầng thành hai nội dung là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội:

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: là các công trình dành cho các dịch vụ công cộng nhƣ: hệ thống thông tin liên lạc, các công trình giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nƣớc, rác thải….

- Cơ sở hạ tầng xã hội: là các công trình đƣợc xây dựng với mục đích ý nghĩa xã hội hơn là kinh tế, là các công trình phục vụ cho lợi ích cộng đồng, nâng cao đời sống dân cƣ nhƣ: văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao…

* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đƣợc hiểu là việc thiết lập một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho một tổ chức là các đơn vị sản xuất và dịch vụ, thƣơng mại, các công trình có chức năng di chuyển các luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân trong xã hội để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

Nguồn vốn để đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng đƣợc hình thành từ 5 nguồn chính, đó là:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA, vốn viện trợ, tài trợ của quốc tế cho Chính phủ Việt Nam): Chủ yếu đƣợc đầu tƣ trực tiếp cho kết cấu hạ tầng ở cả nông thôn và đô thị. Nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo dựng nền tảng và điều kiện ban đầu để thu hút các nguồn vốn khác tập trung cho đầu tƣ phát triển.

- Vốn tín dụng nhà nước: Đƣợc sử dụng để tài trợ toàn bộ hoặc tài trợ một phần cho các công trình kinh tế quan trọng, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn lớn.

- Nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước: Là từ vốn khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp, trích lợi nhuận sau thuế cho đầu tƣ phát triển và một phần tự vay từ các tổ chức tín dụng … và hoạt động đầu tƣ chủ yếu là nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới kỹ thuật, công nghệ hoặc hợp tác liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nƣớc.

- Vốn đầu tư của nhân dân: Đây là nguồn vốn đóng góp tự nguyện đƣợc huy động rộng rãi trong tầng lớp dân cƣ vì lợi ích cộng đồng, kể cả đóng góp công lao động, của cải vật chất để xây dựng các công trình phúc lợi, nhằm tạo dựng nguồn vốn trong nhân dân với phƣơng châm xây dựng “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”.

- Vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp): Hầu nhƣ nguồn vốn này chỉ đầu tƣ vào lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao và nhanh chóng thu hồi vốn, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp…

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở Việt Nam là nguồn vốn nƣớc ngoài trực tiếp đầu tƣ vào Việt Nam dƣới hình thức tự đầu tƣ 100% vốn hoặc liên doanh. Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam là nguồn vốn do nƣớc ngoài cung cấp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu của Việt Nam nhƣng không tham gia công việc quản lý trực tiếp.

* Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng là các hoạt động chấp hành và điều hành công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng có tính tổ chức, đƣợc thực hiện trên cơ sở thi hành các quy định của pháp luật, đƣợc bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN là quá trình Nhà nƣớc sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tƣ nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN ở bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì đây là yếu tố vật chất có ý nghĩa quyết định đến quá trình thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đối với nƣớc ta, đây là điều kiện vật chất kỹ thuật để ổn định và củng cố hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.

Theo quy định của Luật NSNN, nguồn vốn ngân sách sử dụng cho mục đích đầu tƣ phải đƣợc Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi thực hiện. Chính vì vậy, có thể nói quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc đến toàn bộ quá trình đầu tƣ xây dựng, từ công tác lập kế hoạch đầu tƣ, đến các giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và kết thúc đầu tƣ của các công trình cơ sở hạ tầng sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và nhằm đạt đƣợc những yêu cầu và mong muốn từ các công trình đầu tƣ.

Quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của phát triển của các công trình đầu tƣ từ khi bắt đầu cho đến

khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu về kỹ thuật và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

Về nguyên tắc, các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN phải đƣợc quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trƣơng đầu tƣ, đáp ứng các yêu cầu và phù hợp với quy định của pháp luật; đồng thời phải đƣợc quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để đảm bảo mục tiêu đầu tƣ, chất

lƣợng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt đƣợc hiệu quả dự án.

Quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

- Giai đoạn lập kế hoạch đầu tư: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần đƣợc hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn đƣợc dƣới dạng sơ đồ hệ thống.

- Giai đoạn điều phối thực hiện đầu tư: Đây là quá trình phân phối nguồn lực, bao gồm: Tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.

- Giám sát: Là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình thực hiện đầu tƣ, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)