Hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 96 - 99)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ

hạ tầng

Để góp phần cải thiện chất lƣợng đầu tƣ xây dựng cơ bản, chính quyền địa phƣơng cần ban hành các cơ chế quản lý chặt chẽ các dự án đầu tƣ; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xây dựng; xác định rõ trách nhiệm các chủ thể tham gia quá trình đầu tƣ. Quản lý chặt chẽ về quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tƣ, bảo đảm đúng kế hoạch, lập dự án khả thi phải sát với yêu cầu nhiệm vụ đầu tƣ, tiêu chuẩn định mức, quy trình, quy phạm, đơn giá, chế độ chi theo quy định, giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tƣ và nghiệm thu công trình.

Tổ chức tốt công tác đấu thầu, tăng nhanh tỷ lệ dự án đấu thầu rộng rãi ở các khâu tƣ vấn, thi công và giám sát. Đảm bảo thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật về công tác đấu thầu, nhằm hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng nhận thầu nhƣng triển khai không hiệu quả hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không đủ điều kiện, năng lực thi công xây dựng công trình; chỉ định thầu không đúng quy định, chia nhỏ dự án để chỉ định thầu.

ngành, từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế để nâng cao tính khả thi của dự án.

Để chống thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lƣợng trong quá trình thực hiện đầu tƣ thì phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lƣợng và tiến độ thực hiện; giải quyết nhanh chóng, kịp thời và dứt điểm những thiếu sót trong quá trình triển khai. Không để chồng chất đến khi không còn cách nào khắc phục nữa mới biết và báo cáo. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và xóa bỏ những tiêu cực trong hoạt động đầu tƣ.

Xây dựng cơ chế tiết kiệm (mức giảm giá) đối với các công trình, dự án đƣợc thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu theo quy định; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống đơn giá xây dựng cơ bản của địa phƣơng làm cơ sở cho việc lập dự toán, quyết toán công trình xây dựng.

Để thực hiện tốt những giải pháp trên, chính quyền địa phƣơng cần phải tập trung chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của địa phƣơng và các tổ chức, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản. Đó là:

- Đối với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng: Tăng cƣờng nâng cao năng lực về chức năng quản lý hoạt động xây dựng và quản lý chất lƣợng công trình xây dựng; hƣớng dẫn quy trình quản lý chất lƣợng các công trình, gắn trách nhiệm của từng phòng, ban phụ trách với kết quả thực hiện; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chất lƣợng công trình trong lĩnh vực mình phụ trách, đồng thời tăng cƣờng nghiêm túc xử phạt hành chính đối với các chủ thể trong việc vi phạm chất lƣợng công trình xây dựng.

- Đối với các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án: Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện quản lý đầu tƣ xây dựng đảm bảo theo yêu cầu về quy trình, chất lƣợng, thời gian, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trƣờng trong xây dựng. Trong quá trình triển khai thực

hiện, phải đảm bảo sự chặt chẽ ngay từ khâu lập dự án, khảo sát thiết kế cho đến khi nghiệm thu, bàn giao đƣa công trình vào sử dụng. Khi lựa chọn các nhà thầu tƣ vấn, nhà thầu thi công phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai minh bạch và phải có đầy đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định hiện hành, có đầy đủ kinh nghiệm, uy tín, trách nhiệm.

Chủ đầu tƣ phải có trách nhiệm giám sát các nhà thầu thực hiện đầy đủ kế hoạch thi công đã đƣợc thông qua; xây dựng quy chế bắt buộc có giám sát chất lƣợng của nhà thầu; cần phải xác lập rõ mối quan hệ giữa chủ đầu tƣ và đơn vị tƣ vấn giám sát theo cơ chế hợp đồng đảm bảo tính chất độc lập hoạt động trong công tác giám sát.

- Đối với các đơn vị tư vấn: Yêu cầu chỉ thực hiện các công việc phù hợp với điều kiện năng lực mà cấp có thẩm quyền cho phép và phải sử dụng cán bộ có đủ năng lực cho mỗi công việc thực hiện. Tổ chức tƣ vấn thiết kế phải có hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm thiết kế để kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, chịu trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm và thời gian thực hiện cần phải đảm bảo nghiêm túc. Bên cạnh đó, thƣờng xuyên kiện toàn bộ máy, tăng cƣờng, bổ sung cán bộ nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác tƣ vấn; đặc biệt phải giáo dục ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của ngƣời làm công tác tƣ vấn giám sát.

- Đối với các đơn vị thi công: Tăng cƣờng trang thiết bị thi công, củng cố bộ máy, lập hệ thống quản lý chất lƣợng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lƣợng công trình; phải tuân thủ đảm bảo chất lƣợng, an toàn, môi trƣờng xây dựng tốt cho công trình đang thi công, không làm ảnh hƣởng công trình khác xung quanh và khu vực lân cận; đảm bảo đúng tiêu chuẩn áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật.

Trƣớc khi báo cáo cho Chủ đầu tƣ nghiệm thu các công trình, các nhà thầu phải nghiêm túc thực hiện việc tự giám sát, tự nghiệm thu chất lƣợng công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 96 - 99)