6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Nhân tố khách hàng doanh nghiệp
- Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DN sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh của DN thiếu khoa học, không đƣợc thực hiện kỹ càng và chính xác. Tuy nhiên, cho dù phƣơng án/dự án sản xuất kinh doanh của ngƣời đi vay đã đƣợc tính toán một cách chi tiết, khoa học và bám sát thực tế, thì việc đầu tƣ vẫn luôn chƣa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng, tác động đến các điều kiện sản xuất kinh doanh, làm phát sinh rủi ro cho DN và ảnh hƣởng xấu đến khả năng trả nợ cho NH.
Các DN phải gánh chịu rủi ro do sự biến động thị trƣờng cung cấp dẫn đến khó khăn trong trả nợ ngân hàng. Giá cả nguyên vật liệu biến động làm tăng giá thành, làm giảm tổng lợi nhuận, kéo theo khả năng thu hồi vốn bị chậm, khó khăn trong trả nợ NH.
Khối lƣợng, chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thực tế trên thị trƣờng dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng, làm DN không thu hồi vốn đúng thời hạn.
- Sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo.
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo độ an toàn trong sử dụng vốn, gây lãng phí, thậm chí mất vốn. Khả năng trả nợ của DN đối với NH gặp khó khăn, gây chậm trễ, hoặc không thể trả đƣợc nợ.
Việc không trả nợ đúng hạn cũng có thể xuất phát từ ý định chủ quan của ngƣời đi vay không muốn trả nợ (có khả năng, nhƣng không thực hiện), loại nguyên nhân gây ra nợ quá hạn này đƣợc xếp vào loại nguyên nhân rủi ro về tƣ cách đạo đức của ngƣời đi vay, đây là nguyên nhân khá quan trọng trong việc gây ra nợ xấu, rủi ro tín dụng cho NH.
Các nguồn thu của DN rất hạn chế, nhƣng khối lƣợng các khoản nợ đến hạn quá lớn (nhƣ các khoản nợ ngân sách, nợ ngƣời bán, nợ ngân hàng...). Cơ cấu về vốn đầu tƣ của DN không hợp lý, quy mô hoàn toàn không có khả năng mở rộng, nhƣng giá trị TSCĐ tăng lên rất nhanh.