6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Thực trạng tài trợ rủi ro cho vay
Định hƣớng chung của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk trong việc xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể.
Đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên hàng tháng để phục vụ cho công tác quản trị RRTD và thu hồi nợ.
Thƣơng lƣợng, phối hợp với khách hàng trong việc xử lý nợ xấu để quá trình triển khai đƣợc nhanh chóng.
Đối với khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp nhƣ khởi kiện ra tòa để tăng cƣờng khả năng thu hồi nợ.
Sử dụng quỹ dự phòng RRTD của chi nhánh để xử lý đối với các khoản nợ không thu hồi đƣợc và có khả năng mất vốn.
Bảng 2.19: Bảng tổng hợp tình hình xử lý nợ xấu
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Năm 2015 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Phối hợp với KH bán TS trả nợ 7287.5 25 8437 21 5327 17 13433 38 12359 4 Cơ cấu lại nợ 9619.5 33 12053 30 7833.8 25 4949 14 5963 2 Khởi kiện 2915 10 8035.2 20 4073.6 13 2828 8 3365 1 Sử dụng quỹ dự phòng 9328 32 11651 29 14101 45 14140 40 13620 4 Tổng cộng 29150 100 40176 100 31335 100 35350 100 35307 11
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk )
Trong các năm qua, việc xử lý nợ xấu của ngân hàng chủ yếu dựa vào việc sử dụng quỹ dự phòng. Điều này làm giảm đi phần lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc phối hợp với KH bán TS trả nợ cũng giải quyết đƣợc một khoản lớn rủi ro cho chi nhánh.
- Xử lý tài sản đảm bảo
NH TMCP Á Châu thành lập các tổ xử lý nợ thực hiện nhiệm vụ đốc thúc và phê duyệt các khoản nợ xấu khi phát sinh.
Đối với những khoản nợ đã quá hạn khó thu hồi, Chi nhánh đã có những biện pháp xử lý nhƣ: Phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, có thể xử lý từng phần đối với dự án nhiều hạn mục, dây chuyền sản xuất, khởi kiện ra toà án để thu hồi nợ, hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Đối với các khoản nợ đã đƣợc xử lý bằng DPRR, Chi nhánh xác định rõ việc giải pháp để lành mạnh hoá tình hình tài chính, còn ngân hàng vẫn phải kiên trì thu hồi nợ đã XLRR để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Do vậy Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp đồng bộ để thu hồi nợ.
- Tài trợ rủi ro bằng nguồn dự phòng rủi ro
Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng: Hàng quý, hàng năm Chi nhánh phải trích lập khoản tiền để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh đƣợc trích theo định kỳ từ thu nhập của ngân hàng trƣớc khi nộp thuế để hình thành nên quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
Khi xảy ra khoản nợ quá hạn không thể thu hồi, Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk dùng quỹ dự phòng để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro.
Hiện nay Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk vẫn thực hiện việc phân loại nợ theo từng nhóm phụ thuộc theo các tiêu chí khác nhau và trên cơ
sở cân nhắc mức độ rủi ro đối với từng khoản nợ, ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro theo tủ lệ tƣơng ứng với từng giá trị của từng khoản nợ.
Ngân hàng hiện đang sử dụng việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nƣớc về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 của thống đốc ngân hàng nhà nƣớc về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh đƣợc chia tƣơng ứng với 5 nhóm sau:
Nhóm 1: tỷ lệ trích lập 0% Nhóm 2: tỷ lệ trích lập 5% Nhóm 3: tỷ lệ trích lập 20% Nhóm 4: tỷ lệ trích lập 50% Nhóm 5: tỷ lệ trích lập 100%
Cụ thể qua bảng số liệu trích lập hàng năm của Chi nhánh.
Bảng 2.20. Bảng trích lập dự phòng của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk qua các năm Chỉ tiêu Tỉ lệ trích dự phòng 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ nhóm 1 0,00% - - - - Nợ nhóm 2 5,00% 256 551,75 625 525 655 Nợ nhóm 3 20,00% 2360 2300 1660 1940 2100 Nợ nhóm 4 50,00% 2750 2327,5 3675 3600 3500 Nợ nhóm 5 100,00% 5500 6655 8350 7200 8265
Nhƣ vậy tỷ lệ trích lập dự phòng qua các năm: năm 2011 là 10.866 triệu đồng, năm 2012 là 11.834,25 triệu đồng, năm 2013 là 14.310 triệu đồng và năm 2014 là 13.265 triệu đồng, năm 2015 là 14.520 triệu đồng. Số tiền trích lập dự phòng khá lớn làm ảnh hƣởng tới lợi nhuận của chi nhánh qua các năm.
Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng với các khoản nợ trong các trƣờng hợp: Khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hoặc mất tích; các khoản nợ quá hạn nhóm 5 đƣợc phân loại nợ theo quy định.
Việc thực hiện sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đƣợc chi nhánh thực hiện mỗi quý một lần.
Công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh đƣợc thực hiện bị động khi có phát sinh và chƣa có một bộ phận chuyên trách xử lý mà chỉ dựa vào cán bộ QHKH, cán bộ tín dụng trên cơ sở phối hợp với khách hàng hoặc xử lý TSĐB để thu hồi nợ. bênh cạnh đó, chi nhánh cũng chƣa có bộ phận, phòng ban nào có đầy đủ trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật và hiểu biết thị trƣờng để có thể xử lý TS ĐB một cách nhanh chóng, hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng. Ngoài ra chi nhánh cũng chƣa thực hiện đƣợc các nghiệp vụ nhƣ bán nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ vay hay sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng để giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.