6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Hoàn thiện việc kiểm soát rủi ro cho vay
- Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định:
Kiểm tra, xác minh thông tin trong báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở số liệu khách hàng cung cấp.
Đối với nội dung thẩm định phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ cần so sánh đối chiếu các chỉ tiêu xây dựng kế hoạch mới của khách hàng với số liệu đã thực hiện các năm trƣớc đó, so sánh đối với các phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ tƣơng đƣơng và thẩm định về giá cả, định mức kinh tế kỹ thuật…
Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay. Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, khoa học là điều kiện tiên quyết đầu tiên để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, để quy trình tín dụng thực sự phát huy tác dụng cán bộ tín dụng phải tuân thủ quy trình một cách nghiêm túc đặc biệt ở các bƣớc: Thẩm định trƣớc khi cho vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ. Đặc biệt là đối với các khoản cho vay dài hạn của Chi nhánh thì việc đôn đốc thu hồi nợ ở các kỳ hạn nợ là quan trọng và cần thiết.
Nguồn thu từ quá trình sản xuất kinh doanh còn tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ cho quá trình thu nợ. Vì vậy, cần thẩm tra kỹ, chặt chẽ tính khả thi, tính hiệu quả của các dự án. Xu hƣớng hiện nay, quy mô tín dụng ngày càng lớn, khách hàng càng đa dạng hơn, diễn biến của thị trƣờng thất thƣờng và phức tạp tính cạnh tranh của thị trƣờng hàng hoá mà khách hàng kinh doanh, và cạnh tranh trong hoạt động tín dụng có phần quyết liệt hơn. Do đó, thẩm định là khâu quan trọng nhất giúp ngân hàng đề ra kế hoạch đầu tƣ, quyết định đầu tƣ một cách chuẩn xác. Từ đó hạn chế nợ xấu
phát sinh, đảm bảo chất lƣợng tín dụng bền vững, đối với Chi nhánh phải có các giải pháp cụ thể:
Trong quy trình thẩm định tuân thủ chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các vấn đề mấu chốt tránh thẩm định tuỳ tiện.
Thẩm định khách hàng vay vốn, về mặt tƣ cách pháp lý phải khẳng định khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
Xem xét năng lực của khách hàng, phẩm chất khách hàng, năng lực kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản phẩm, phân phối khả năng mở rộng thị phần, nguồn nhân lực thực hiện dự án, phƣơng án. Điều hành hoạt động phải đảm bảo về mặt chuyên môn, năng lực tổ chức, uy tín trong hoạt động kinh doanh.
Thẩm định năng lực tài chính phải dựa vào báo cáo tài chính, các nguồn thông tin về tài chính, phi tài chính so sánh các dự án phƣơng án cùng loại để rút ra kết quả.
Đảm bảo đầy đủ các hồ sơ theo quy định của Pháp luật và của ngành. Phân tích tính khả thi của dự án phƣơng án xem xét khả năng trả nợ của dự án, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, hệ thống bán hàng, khả năng cạnh tranh...
Quy định cụ thể mức giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, từng dự án, khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, khả năng quản lý, giám sát của ngân hàng, củng cố tổ thẩm định rủi ro tín dụng để chuyên môn hoá và tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát giữa hai bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.
Thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp, để nắm đƣợc kết quả sản xuất kinh doanh thực của doanh nghiệp, từ đó mới có thể xác định tính trung thực, hiệu quả.
- Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra
Đi sâu vào kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp giữa hồ sơ chứng từ và kiểm tra thực tế hiện trƣờng. Về kiểm tra vốn tự có tham gia ngoài kiểm tra trên số liệu sổ sách báo cáo của doanh nghiệp, cần kiểm tra giám sát việc thực hiện trên thực tế.
Việc kiểm tra trong và sau khi cho vay là khâu không kém phần quan trọng. Nhiều khoản vay mặc dù qua thẩm định cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng nhƣng nếu cán bộ tín dụng thiếu kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng dễ dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Việc kiểm tra trong và sau khi cho vay nhằm giúp cho ngân hàng phát hiện nhanh chóng những khoản nợ có vấn đề, để kịp thời xử lý qua đó hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất trong cho vay. Định kỳ thƣờng xuyên đánh giá, phân loại khách hàng.
Ngân hàng thực hiện kiểm tra, phân tích, đánh giá nợ quá hạn, nợ xấu, phân loại nợ để xử lý nợ kịp thời. Cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, cùng họ tháo gỡ những khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh. Đây cũng có thể là một trong biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả vì một mặt đảm bảo đƣợc việc thu hồi nợ của ngân hàng, mặt khác giữ đƣợc khách hàng của ngân hàng, nhất là khách hàng truyền thống, khách hàng có quan hệ tốt trong vay trả với ngân hàng.
- Nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ
Nhân tố con ngƣời là quan trọng, đối với đội ngũ trực tiếp làm công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ, phải có đạo đức phẩm chất tốt, liêm khiết và trung thực dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích chung, phải có trình độ chuyên môn, có kiến thức quản lý kinh tế, hiểu biết pháp luật và thể lệ của ngành quy định.
Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ đủ mạnh về lƣợng và chất để phát hiện mọi vấn đề tồn tại trong hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng. Để ngăn ngừa tiêu cực phát sinh thì cần phải thƣờng xuyên kiểm tra cơ sở, hạn chế và cảnh báo đối với cán bộ lợi dụng tham ô trong công tác tín dụng.
Việc kiểm tra tín dụng là biện pháp để chấn chỉnh các mặt nghiệp vụ phát sinh, tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng.
+ Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Pháp luật, của NHNN và của NH hội sở về hoạt động tín dụng.
+ Kiểm tra việc phân loại khách hàng, thực hiện hạn mức tín dụng, quyền phán quyết cho vay.
+ Kiểm toán tình hình kinh tế và tƣ cách khách hàng vay: Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng, phân tích các chỉ số để đánh giá khả năng trả nợ. Đánh giá ý thức thanh toán của khách hàng nhƣ việc trả nợ gốc, lãi khi đến kỳ hạn.
+ Kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay: Tính đầy đủ, tính hợp pháp của hồ sơ bảo đảm tiền vay, việc lƣu giữ, bảo quản tài sản hay hồ sơ tài sản đảm bảo, việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo định kỳ.
+ Kiểm tra thực hiện quy trình cho vay và quy trình phê duyệt tín dụng: Quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân, theo dõi khoản vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, hạch toán, thu lãi, miễn giảm lãi.
+ Kiểm tra việc phân loại, theo dõi và quản lý nợ xấu.
+ Kiểm tra việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro. + Kiểm tra hệ thống thông tin, báo cáo kiểm tra, giám sát tín dụng.
+ Phân tích thực trạng dƣ nợ, đánh giá khả năng rủi ro của các khoản cho vay, đặc biệt là các món tín dụng lớn, những món cho vay đƣợc phân loại vào nhóm 3,4,5.
+ Phân tích cơ cấu các khoản cho vay để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn.
+ Thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định của ngành liên quan đến hoạt động tín dụng.
+ Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tín dụng để kịp thời phát hiện những sai sót, rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Căn cứ kết quả kiểm tra, đối chiếu với quy định, đề ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng kiểm tra. Qua đó, phát hiện, ngăn chặn các sai sót và gian lận trong quá trình thực thi nhiệm vụ của các bộ phận tác nghiệp. Đánh giá hiệu quả điều hành và mức độ đảm bảo an toàn và biện pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Áp dụng lãi suất cho vay thích hợp và sử dụng điều khoản hợp đồng trong hoạt động cho vay.
- Lập lịch kiểm tra cụ thể đối với từng dự án vay.
- Không ngừng đổi mới và hoàn thiện phƣơng pháp kiểm tra, thực hiện kiểm tra linh hoạt.