Kiểm soát rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đắk lắk (Trang 85 - 87)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Kiểm soát rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk

Đắk Lắk thời gian qua

- Đa dạng danh mục cho vay để phân tán rủi ro

Đa dạng theo kỳ hạn, theo loại tiền, theo ngành kinh tế, theo đối tƣợng khách hàng nhằm ngăn ngừa rủi ro cho vay tập trung vào một số khách hàng, ngành nghề…

- Chính sách tín dụng

Chi nhánh đã tạo ra một chính sách rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho ngân hàng cũng nhƣ cán bộ tín dụng trong việc cho vay. Việc đƣa ra chính sách cho vay tốt sẽ giúp chi nhánh kinh doanh tín dụng tốt hơn và tránh đƣợc những rủi ro tín dụng có thể dẫn đến với ngân hàng. Việc tiến hành chọn lọc và phân loại khách hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, cố gắng sàng lọc ra những khách hàng tốt, loại bỏ những khách hàng xấu. Để thực hiện tốt việc này thì Chi nhánh đã xác định việc thu nhập thông tin là yếu tố quyết định. Mục tiêu của thu nhập thông tin là xác định đƣợc nhu cầu vay, thời gian, mục đích vay và xác định năng lực điều hành, sản xuất và tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời xác định khả năng trả nợ thông qua đánh giá năng lực tài chính.

Chính sách tín dụng chọn lọc khách hàng vay vốn, chủ động né tránh rủi ro tín dụng bằng chính sách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Các khách hàng thuộc các nhóm khác nhau sẽ đƣợc áp dụng chính sách cho vay, mức tài sản đảm bảo khác nhau, thẩm quyền phê duyệt khoản cấp tín dụng cũng sẽ khác nhau.

Chi nhánh đã từ chối cấp tín dụng đối với những hồ sơ không đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cấp tín dụng nhƣ không có phƣơng án sử dụng vốn rõ ràng, hiệu quả, có lịch sử nợ xấu, không có biện pháp đảm bảo phù hợp, không đáp ứng đƣợc tỷ lệ vốn tự có tham gia dự án…

Giám sát, cảnh báo đối với cơ cấu phân loại nợ, danh mục cho vay, trích lập dự phòng, kiểm tra công tác xếp hạng tín dụng.

Xây dựng, triển khai quản lý mô hình xếp hạng tín dụng, quản lý danh mục cho vay, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Chi nhánh thực hiện đo lƣờng báo cáo đề xuất giải pháp thƣờng xuyên về tình hình rủi ro tín dụng (nợ quá hạn, tình hình cho vay một số sản phẩm tín dụng có rủi ro cao…) cho các cấp có thẩm quyền.

Kiểm soát trong quá trình thẩm định và xét duyệt tín dụng.

Tuân thủ các quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng nhờ đó nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng tại chi nhánh.

Đánh giá lại các khoản cấp tín dụng, lựa chọn, duy trì những khách hàng tốt, thu hẹp các khoản tín dụng có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn gây ra rủi ro cho ngân hàng.

Ngân hàng sẽ lấy các nguồn thông tin từ trong dữ liệu của ngân hàng, của các đối thủ cạnh tranh khách hàng, của các doanh nghiệp trong cùng ngành, các TCTD khác, báo chí... Khi lấy thông tin, Chi nhánh tập trung vào định hƣớng kinh doanh của khách hàng để xem vị thế của khách hàng hiện nay trên thị trƣờng nhƣ thế nào, sau đó xem các thông tin về mức độ ổn định của khách hàng xem thử nguồn trả nợ của khách hàng có ổn định hay không bằng cách xem xét cơ cấu vốn, nguồn vốn, tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, dòng tiền... Cuối cùng là các nguồn thông tin về quản lý và điều hành, đây là thông tin quyết định đến tính ổn định và khả năng phát triển của khách hàng. Sau khi thu thập thông tin, ngân hàng tiến hành xác minh các thông tin đó là đánh giá về loại hình, quy mô hoạt động, đáng giá về phƣơng thức hoạt động sản xuất kinh doanh, về năng lực tài chính của khách hàng.

- Kiểm soát tài sản bảo đảm. Hiện nay việc cho vay của chi nhánh luôn gắn liền với tài sản đảm bảo và chiếm tỷ trọng trên 80%, hoạt động cho vay

tín chấp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi nhánh luôn xem tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Bảng 2.18. Tỷ lệ tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp

(Đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số dƣ nợ % Số dƣ nợ % Số dƣ nợ % Số dƣ nợ % Số dƣ nợ % Dƣ nợ doanh nghiệp 1207 100 1040 100 1351 100 1235 100 1712 100 Dƣ nợ có TSĐB 1086,3 92 936 90 1215,9 88 1111,5 87 1523.7 89 Dƣ nợ không có TSĐB 120.7 8 104 10 135.1 12 123,5 13 188.32 11

(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk )

Dƣ nợ có TSĐB chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tỷ lệ tài sản bảo đảm của khách hàng doanh nghiệp ở chi nhánh. Dƣ nợ không có TSĐB chỉ chiếm 8% - 13% qua các năm, tuy nhiên có dấu hiệu tăng lên. Dƣ nợ không có TSĐB tăng lên làm cho rủi ro cho vay của ngân hàng cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đắk lắk (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)