NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đắk lắk (Trang 43)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY

1.3.1. Nhân tố do ngân hàng

- Chính sách

Hoạch định chính sách cho vay của ngân hàng không phù hợp với thực trạng nền kinh tế sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho chính NH.

Việc thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, hoặc không phù hợp với thực trạng nền kinh tế sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho chính NH. Chính sách cho vay phải đƣợc hiểu theo nghĩa đầy đủ, bao gồm các định hƣớng chung trong việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, các quy định về đảm bảo cho vay, về loại khách hàng mà NH quan tâm, ngành nghề đƣợc ƣu tiên, quy trình cho vay đƣợc xét duyệt cụ thể.

Chính sách cho vay của NH là một định hƣớng mang tính chiến lƣợc nên khi chính sách cho vay đồng bộ, thống nhất và đầy đủ sẽ xác định phƣơng hƣớng đúng đắn cho cán bộ khách hàng khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng.

Ngƣợc lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và không thống nhất sẽ tạo ra định hƣớng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tƣợng, tạo ra kẻ hở cho ngƣời sử dụng vốn, không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến nợ quá hạn, cũng từ đây sẽ phát sinh rủi ro tín dụng.

- Nguồn nhân lực

Chất lƣợng và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên ngân hàng: cán bộ tín dụng không đƣợc đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ… cán bộ thiếu đạo đức trong việc lập hồ sơ…có thể gây ra những sai sót và thiệt hại cho ngân hàng.

- Tổ chức, quy trình:

nhiều hậu quả: Khâu đề xuất tín dụng chƣa thực hiện một cách chuyên sâu, thẩm định rủi ro còn nhiều thiếu sót phê duyệt tín dụng thực hiện máy móc, thiếu tính linh hoạt, chƣa phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp có dấu hiệu rủi ro…

- Bảo đảm tín dụng

Trƣờng hợp bảo đảm bằng tài sản: Một tài sản đem ra bảo đảm phải đảm bảo ba yêu cầu sau đây: (1) Dễ định giá. (2) Dễ cho ngân hàng quyền sở hữu hợp pháp. (3) Dễ tiêu thụ hay thuận tiện. Tài sản đảm bảo có thể suy giảm giá trị do giá cả thị trƣờng biến động theo chiều hƣớng giảm (với bất động sản), do bản thân tài sản trong quá trình sử dụng bị hƣ hỏng, hao mòn lớn hơn dự kiến. Ngoài ra ngân hàng còn có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ và xử lý tài sản đảm bảo.

Trƣờng hợp bảo lãnh: Bảo lãnh là sự bảo đảm gián tiếp có ba bên tham gia trong đó bên thứ ba, tức bên bảo lãnh đồng ý chịu trách nhiệm về khoản nợ cho bên thứ ba là khách hàng của ngân hàng nếu ngƣời này không trả đƣợc nợ cho bên thứ nhất là ngân hàng. Vấn đề chủ yếu của bảo lãnh là dù ngân hàng có cố gắng giải thích về trách nhiệm trả nợ tiềm tàng đến đâu thì ngƣời bảo lãnh không bao giờ chờ đợi là sẽ đƣợc gọi để trả tiền. Nếu việc đó xảy ra thì quan hệ giữa ngƣời bảo lãnh và ngân hàng sẽ trở nên căng thẳng. Ngân hàng khó có thể thuyết phục họ trả tiền nếu không làm thủ tục kiện họ ra tòa, mà việc này ngân hàng chỉ tiến hành khi không còn cách nào khác.

- Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng: công nghệ hiện đại giúp ngân hàng nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu giao dịch trực tuyến của khách hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng có nguồn thông tin hữu ích để rƣa ra các quyết định kịp thời chính xác cho việc quản lý điều hành nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

1.3.2. Nhân tố khách hàng doanh nghiệp

- Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DN sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh của DN thiếu khoa học, không đƣợc thực hiện kỹ càng và chính xác. Tuy nhiên, cho dù phƣơng án/dự án sản xuất kinh doanh của ngƣời đi vay đã đƣợc tính toán một cách chi tiết, khoa học và bám sát thực tế, thì việc đầu tƣ vẫn luôn chƣa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng, tác động đến các điều kiện sản xuất kinh doanh, làm phát sinh rủi ro cho DN và ảnh hƣởng xấu đến khả năng trả nợ cho NH.

Các DN phải gánh chịu rủi ro do sự biến động thị trƣờng cung cấp dẫn đến khó khăn trong trả nợ ngân hàng. Giá cả nguyên vật liệu biến động làm tăng giá thành, làm giảm tổng lợi nhuận, kéo theo khả năng thu hồi vốn bị chậm, khó khăn trong trả nợ NH.

Khối lƣợng, chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thực tế trên thị trƣờng dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng, làm DN không thu hồi vốn đúng thời hạn.

- Sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo.

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo độ an toàn trong sử dụng vốn, gây lãng phí, thậm chí mất vốn. Khả năng trả nợ của DN đối với NH gặp khó khăn, gây chậm trễ, hoặc không thể trả đƣợc nợ.

Việc không trả nợ đúng hạn cũng có thể xuất phát từ ý định chủ quan của ngƣời đi vay không muốn trả nợ (có khả năng, nhƣng không thực hiện), loại nguyên nhân gây ra nợ quá hạn này đƣợc xếp vào loại nguyên nhân rủi ro về tƣ cách đạo đức của ngƣời đi vay, đây là nguyên nhân khá quan trọng trong việc gây ra nợ xấu, rủi ro tín dụng cho NH.

Các nguồn thu của DN rất hạn chế, nhƣng khối lƣợng các khoản nợ đến hạn quá lớn (nhƣ các khoản nợ ngân sách, nợ ngƣời bán, nợ ngân hàng...). Cơ cấu về vốn đầu tƣ của DN không hợp lý, quy mô hoàn toàn không có khả năng mở rộng, nhƣng giá trị TSCĐ tăng lên rất nhanh.

1.3.3. Môi trƣờng kinh doanh

- Kinh tế

Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu tác động trực tiếp của môi trƣờng kinh tế. Môi trƣờng kinh tế không thuận lợi làm cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, làm cho khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp bị hạn chế, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng do không thu hồi đƣợc nợ.

Trong các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh tế nhƣ: Chu kỳ kinh tế, lạm phát, tỷ giá đối hoái, thất nghiệp, lãi suất, chính sách tiền tệ… thì yếu tố điển hình thƣờng đƣợc đề cập là chu kỳ kinh tế. Rủi ro tín dụng thƣờng xảy ra khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Khi đó lạm phát tăng cao kéo theo thất nghiệp và sự thắt chặt trong chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ƣơng sẽ càng làm cho các chủ thể kinh tế hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận suy giảm nên việc thanh toán nợ gặp khó khăn. Lúc này đƣơng nhiên rủi ro tín dụng sẽ xuất hiện.

Thông thƣờng khi nền kinh tế suy thoái thì ngân hàng đặc biệt gặp nguy hiểm với các khoản cho vay các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng cao cấp có độ bền cao nhƣ: Ô tô, tủ lạnh, máy giặt, điều hoà và các khoản cho vay bất động sản… Lý do đơn giản bởi thời kỳ này ngƣời ta thƣờng cắt giảm các khoản chi tiêu cho những nhu cầu cao cấp và chỉ duy trì những nhu cầu thiết yếu nhƣ thực phẩm mà thôi. Còn trong thời kỳ kinh tế tăng trƣởng, các ngành kinh doanh nói chung đều thuận lợi, việc thanh toán nợ gốc và lãi xảy ra đều đặn ngoại trừ trƣờng hợp khách hàng có rủi ro đạo đức. Do đó tỷ lệ thu

hồi nợ tăng lên, đồng thời dƣ nợ đối với nền kinh tế tăng, các khoản nợ xấu giảm.

- Chính trị

Sự ổn định chính trị là một trong những nhân tố thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định sẽ là một môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh lý tƣởng cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Đây là điều kiện căn bản để các chủ thể yên tâm mở rộng và phát triển sản xuất mà không phải lo lắng về các cuộc bạo động hay khủng bố. Nhờ đó mà tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, hoàn trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

- Pháp luật

Đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới khả năng phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Hệ thống pháp luật chồng chéo, chƣa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, còn nhiều kẻ hở sẽ dẫn tới việc không kiểm soát đƣợc các hành vi lừa đảo trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Ngoài ra khả năng thực thi pháp luật, ý thức thi hành pháp luật của ngƣời dân ảnh hƣởng không nhỏ tới rủi ro đạo đức của khách hàng. Thêm vào đó là các quyết định thƣờng xuyên thay đổi trong một thời gian ngắn làm cho khách hàng không kịp thích nghi cũng là một lý do khá phổ biến gây ra rủi ro tín dụng đang tồn tại trong hệ thống NHTM Việt Nam.

- Xã hội

Đây là các yếu tố thuộc xã hội nhƣ: Dân số, tâm lý, thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, trình độ văn hóa… Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến những yếu tố trên để tránh việc đƣa sản phẩm tín dụng không phù hợp với tâm lý, thói quen tiêu dùng của dân cƣ địa phƣơng. Ngoài ra ngân hàng cũng

phải chú ý tới những rủi ro nhƣ: Thông tin không cân xứng, rủi ro đạo đức và những nguyên nhân bất khả kháng nhƣ: Thiên tai, hỏa hoạn, ngƣời vay đột tử.

- Công nghệ

Việc ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng nhƣ công nghệ ngân hàng sẽ dẫn đến rủi ro. Cho nên ngân hàng luôn phải ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm cả hoạt động cho vay, ví dụ nhƣ: Phát hành thẻ tín dụng, cấp các khoản tín dụng thông qua máy cho vay tự động, sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng nhƣ (CIP), cho phép khách hàng đƣợc nối mạng với máy tính ngân hàng để ra lệnh mở thƣ tín dụng,…

Nhƣ vậy, nhân tố khách quan rất khó phòng tránh, thậm chí là bất khả kháng. Tuy nhiên, cũng có thể giảm bớt tổn thất nếu dự đoán đúng xu hƣớng để thực thi chính sách phân tán rủi ro hợp lý. Tổn thất do nhân tố khách quan thƣờng chiếm tỷ trọng không lớn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

(TẬP TRUNG VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP) TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH

ĐẮK LẮK

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ĐẮK LẮK

2.1.1. Đặc điểm tổ chức

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) chính thức đi vào hoạt động ngày 04/6/1993.

Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Đắk Lắk là ngân hàng chi nhánh trực thuộc ngân hàng TMCP Á Châu.

Căn cứ theo quyết định số 8605/QĐ ngày 14/09/1998 của chủ tịch hội đồng quản trị NH TMCP ACB Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động.

Trụ sở đặt tại: 60-62 Lê Hồng Phong, TP.Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Điện thoại: 0500.3 810 198 0500. 3 810 206

Fax: 0500. 3 810 199

Trong những năm đầu hoạt động chi nhánh NH TMCP Á Châu - CN Đắk Lắk đã gặp không ít những khó khăn, thử thách, khi chƣa có khách hàng, ngƣời dân vẫn giữ thói quen tự giữ tiền, hay tâm lý lo sợ khi vay vốn ngân hàng. Thời điểm bấy giờ phƣơng tiện truyền thông cũng nhƣ hệ thống cơ sở vật chất còn nghèo nàn.

Tuy nhiên sau hơn 10 năm hoạt động NH TMCP Á Châu - CN Đắk Lắk đã khẳng định đƣợc vị trí của mình, tạo đƣợc sự tin tƣởng của đông đảo khách hàng, quy mô ngày càng đƣợc mở rộng . Những năm đầu hoạt động toàn chi

nhánh chỉ có khoảng 20 nhân viên nhƣng đến thời điểm hiện nay con số này đã lên đến gần 200 nhân viên.

Tháng 3 năm 2010, NH TMCP Á Châu đã khánh thành và đƣa vào hoạt động cơ sở mới tại 152 – 154 - Yjut, TP.Buôn Ma Thuột. Với vị trí trung tâm thành phố, tọa lạc trên đƣờng Yjut sầm uất tạo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch thƣơng mại, tiếp xúc khách hàng và các loại hình dịch vụ. Tòa nhà gồm 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 6 tầng lầu và sân thƣợng. Vị trí từ tầng 1 đến tầng bốn đƣợc bố trí giành cho các hoạt động tài chính của ngân hàng ACB – CN Đắk Lắk.

Tòa nhà ACB đƣợc trang bị đầy đủ tiện nghi theo đúng tiêu chuẩn hiện đại nhất: hệ thống máy lạnh, thang máy, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống thoát hiểm dự phòng, dịch vụ an ninh chuyên nghiệp 24/24 của Công ty dịch vụ bảo vệ Ngân hàng Á Châu, hệ thống điện dự phòng luôn sẵn sàng vận hành giúp cho hoạt động liên lạc và giao dịch trong tòa nhà không bị gián đoạn.

Hiện tại, trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk Ngân hàng TMCP Á Châu có 01 Chi nhánh chính và 05 phòng giao dịch. Điều này thể hiện sự phát triển không ngừng của Chi nhánh trong thời gian qua.

b. Chức năng và nhiệm vụ

Cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cƣ.

Bổ sung thêm một kênh huy động vốn để phát huy tốt hơn nguồn vốn nội lực trên địa bàn, ngoài ra có thể tranh thủ thu hút thêm đƣợc nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phục vụ tốt nền kinh tế địa phƣơng.

Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk thực hiện cho vay với mọi đối tƣợng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế bao gồm: Khách hàng tổ chức, cá nhân và đối tƣợng khách hàng khác đƣợc pháp luật cho phép, đáp

ứng nhu cầu vốn để phát triển mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm nhiều lao động, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk với những thời cơ mới, vận hội mới.

Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, tập trung vốn đầu tƣ cho các ngành mũi nhọn, các công trình trọng điểm, thúc đẩy quá trình tăng trƣởng kinh tế.

c. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk )

Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo chức năng và nhiệm vụ.

Các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp từ Giám đốc và phó giám đốc. Ngoài trụ sở chính Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk còn có 5

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Hành chính – Kế toán

Phòng Kinh doanh cá nhân – Doanh nghiệp

Phòng Giao dịch - Ngân quỹ Phòng GD Lê Hồng Phong Phòng GD Buôn Ma Thuột Phòng GD Krông Păk Phòng GD Buôn Hồ Phòng GD Quảng Phú

phòng giao dịch trực thuộc đặt ở các trung tâm huyện tại Tỉnh Đắk Lắk (PGD Lê Hồng Phong, PGD Buôn Ma Thuột, PGD Krông Păk, PGD Buôn Hồ, PGD Quảng Phú). Các phòng giao dịch này cũng chịu sự quản lý của ban giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk .

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk đƣợc sắp xếp tinh gọn, khoa học đảm bảo yêu cầu kinh doanh, phù hợp với tình hình đổi mới của ngành cũng nhƣ yêu cầu của thị trƣờng, đảm bảo sự linh hoạt, kịp thời trong quá trình quản lý, điều hành ngân hàng.

2.1.2. Đặc điểm nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đắk lắk (Trang 43)