Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đắk lắk (Trang 93)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Nguyên nhân hạn chế

Tại các chi nhánh việc bố trí cán bộ thẩm định theo kiểu kiêm nhiệm nên thiếu tính độc lập và chuyên sâu. Do vậy, chất lƣợng tái thẩm định hiện nay là chƣa cao, không khách quan và chỉ mang tính hình thức.

Các báo cáo thẩm định đôi khi chƣa thể hiện tính độc lập trong khi phân tích, vẫn còn sử dụng số liệu từ phƣơng án của khách hàng, của cán bộ tín dụng. Do vậy, dễ dẫn đến chủ quan khi kết luận tính khả thi của phƣơng án.

Thông tin sử dụng trong phân tích tín dụng còn khá nghèo nàn, phần lớn là do khách hàng cung cấp.

Hệ thống thông tin của trung tâm tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc (CIC) chậm và thiếu chuẩn xác.

Trình độ chuyên môn của nhân viên đề xuất và xét duyệt cấp tín dụng còn nhiều hạn chế.

Các yêu cầu, tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng chƣa chặt chẽ.

Khả năng tiếp cận thông tin của các cán bộ ngân hàng còn hạn chế, dẫn đến thiếu các hệ thống thông tin chính xác và cụ thể trong việc đo lƣờng.

Hiệu quả công việc của bộ phận bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng chƣa cao.

Chi nhánh bị sức ép với việc hoàn thành kế hoạch tăng trƣởng tín dụng hàng năm đƣợc Hội sở chính giao, đôi khi chỉ quan tâm phát triển về số lƣợng, mà việc tuân thủ các yêu cầu về chất lƣợng, các hạn mức giới hạn tập trung trong danh mục cho vay bị coi nhẹ.

Quy trình tín dụng hiện đang áp dụng tại Chi nhánh tạo khe hở cho cán bộ tín dụng cũng nhƣ khách hàng lợi dụng, không chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay cũng nhƣ điều kiện cho vay.

Chƣa có chiến lƣợc phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách cụ thể.

Chi nhánh còn thụ động trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng, khi nợ quá hạn xảy ra rồi mới tiến hành phân loại để trích lập quỹ dự phòng rủi ro nên dễ gặp khó khăn về tài chính.

C CHHƯƯƠƠNNGG33 G GIIII PPHHÁÁPPHHOOÀÀNNTTHHIINN QQUUNNTTRR RRII RROOCCHHOOVVAAYY D DOOAANNHHNNGGHHIIPPTTII NNGGÂÂNNHHÀÀNNGGTTMMCCPPÁÁCCHHÂÂUU C CHHII NNHHÁÁNNHHĐĐKKLLKK 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk Đắk Lắk

- Định hướng phát triển chung của NH TMCP Á Châu: Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Tiến lên phía trƣớc một cách bền vững.

- Mục tiêu tổng quát đến năm 2020: Giữ vững và củng cố vị thế là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng đầu tại địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong vai trò cung cấp tín dụng cho sự phát triển nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk nói chung và sự phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk nói riêng, phù hợp với chính sách của ngân hàng TMCP Á Châu. Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính. Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cƣ ở thành phố, thị xã, tụ điểm kinh tế nông thôn. nâng cao và duy trì khả năng sinh lời. Phát triển và bồi dƣỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020

Chỉ tiêu Mức phấn đấu ĐVT

Dƣ nợ tín dụng 3.000 – 3.200 tỷ đồng

Tốc độ tăng trƣởng cho vay 15 - 20 %

Chỉ tiêu Mức phấn đấu ĐVT

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn < 3 %

Tỷ lệ tăng trƣởng 13-15 %

Tỷ lệ sinh lời trên vốn 15 %

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk)

3.1.2. Định hƣớng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk

Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk luôn phấn đấu tăng trƣởng dƣ nợ và nâng cao chất lƣợng tín dụng. Chi nhánh đƣa ra một số định hƣớng trong hoạt động cho vay và quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp.

- Hội đồng quản trị ban hành các văn bản nhằm tạo môi trƣờng quản lý rủi ro tín dụng chung, đề ra các mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc và phê duyệt chiến lƣợc rủi ro từng thời kỳ. Hội đồng quản trị cũng ban hàng quy định cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay, miễn giảm lãi đối với khách hàng. Ban quản lý chi nhánh ban hành các văn bản có tính chất hƣớng dẫn, triển khai các quy định của Hội đồng quản trị và NH TMCP Á Châu hội sở liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng nhƣ quy trình tín dụng, cẩm nang tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng trong từng thời kỳ, các quy định liên quan về việc đo lƣợng và nhận diện rủi ro, thẩm quyền xét duyệt...

- Rà soát cụ thể từng khoản nợ đã đƣợc xử lý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ đã đƣợc xử lý tới từng cán bộ tín dụng, hàng tháng đánh giá kết quả thực hiện.

- Nỗ lực chủ động cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về đảm bảo tiền vay để tăng cƣờng trách nhiệm, nghĩa vụ của ngƣời vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý khi thu hồi nợ.

- Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, năng lực phân tích thị trƣờng đối với cán bộ tín dụng. Cán bộ

tín dụng phải chuyên sâu tác nghiệp, nâng cao tinh thần tự nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định, xét và quyết định cho vay, quản lý kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, chủ động đôn đốc thu nợ đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo từng kỳ hạn hợp đồng vay, giảm thiểu phát sinh nợ quá hạn mới.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tƣ tín dụng theo định hƣớng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả.

- Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tƣ và phƣơng án kinh doanh hiệu quả, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay, đảm bảo tăng trƣởng đi đối với chất lƣợng, an toàn và hiệu quả.

- Mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣng phải đảm bảo tăng trƣởng theo chính sách và định hƣớng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lƣợng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%, tăng trƣởng tín dụng đạt mức 12- 20%/ năm.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.1.1. Hoàn thiện việc nhận diện rủi ro cho vay doanh nghiệp

- Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro

Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu quả khách hàng và thị trƣờng, dự báo diễn biến kinh tế từng ngành lĩnh vực tác động đến ngân hàng, doanh nghiệp vay vốn trên địa bàn. Từ đó đƣa ra định hƣớng, chính sách cho từng ngành, lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng chậm chạp gây lúng túng trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.

Việc thiết lập một bộ phận nghiên cứu, phân tính và dự báo là hết sức cần thiết trong tình trạng hiện nay, khi mà các biến động kinh tế, thị trƣờng

diễn ra mạnh mẽ hàng ngày. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro ngành, chiến lƣợc khách hàng. Một mặt giúp giảm áp lực cho nhân viên tín dụng, giúp họ tập trung hơn vào chuyên môn, mặt khách giúp cho chi nhánh có cái nhìn tổng quan hơn về danh mục cho vay, tập trung trong quản trị rủi ro tín dụng khi có những biến động về tình hình kinh tế. Giúp việc cấp tín dụng của ngân hàng đƣợc mở rộng một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.

Sử dụng báo cáo của các tổ chức chuyên nghiệp đánh giá tín dụng và rủi ro tín dụng.

Hệ thống thông tin tín dụng có thể đƣợc mô tả qua sơ đồ bên dƣới. Hệ thống này bao gồm việc thu thập thông tin, xử lý thông tin sơ cấp và thứ cấp, đƣa ra các đánh giá, dự báo và các kết luận tham khảo, hƣớng dẫn và chỉ định sử dụng.

- Văn bản, BCTC KH cung cấp, tài liệu và thông tin DN. - Số liệu tổn thất quá khứ.

- Thông tin kinh tế, thị trƣờng các ngành nghề.

- Thông tin từ các nhà tƣ vấn, chuyên viên.

- Tài liệu lƣu trữ và thông tin từ các bộ phận khác.

- Dữ liệu thông tin từ NH hội sở.

- …

Phỏng vấn DN và thanh tra hiện trƣờng. Kiểm tra, cập nhật thông tin từ DN và môi trƣờng. Dữ liệu sơ cấp - Tổng hợp. - Sắp xếp và phân loại. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính. - Phân tích HĐ. - Phân tích số liệu tổn thất.

- Phân tích thông tin nội bộ.

- Phân tích nguy cơ, cơ hội môi trƣờng kinh doanh NH và DN. - Chấm điểm các KH theo từng thời kỳ. - … Lƣu trữ trên hệ thống thông tin điện tử nội bộ. - Nhận xét. - Đánh giá KH mang tính tham khảo. - Đo lƣờng, dự báo rủi ro, cơ hội từ môi trƣờng, DN và nội bộ NH. - Sắp xếp, phân loại. - Ghi chú và cảnh báo. - Sắp xếp theo danh mục cụ thể. - Lƣu trữ bằng các phƣơng tiện giấy tờ, phần mềm, đĩa cứng hoặc cơ sở dữ liệu điện tử.

- Thông báo cho các đơn vị liên quan. - Hƣớng dẫn sử dụng. - Xác định quyền hạn truy cập.

Hình2.6. Sơ đồ xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng ACB Đắk Lắk Lƣu trữ thủ công văn bản, giấy tờ Thu thập thông tin Xử lý thông tin Lƣu trữ và sử dụng

- Nhận diện rủi ro cho vay do tác động từ bên ngoài

Trang bị cho nhân viên tín dụng, các cán bộ quản trị rủi ro những thông tin về kinh tế, xã hội kịp thời, chính xác và cần có kỹ năng phân tích đánh giá để dự đoán đƣợc những nguy cơ rủi ro từ bên ngoài.

Nhận diện rủi ro cho vay xuất phát từ khách hàng: Cần kiểm tra thông tin thực tế đối với khách hàng doanh nghiệp qua các biện pháp kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, phỏng và đánh giá trực tiếp, nhằm xác thực những thông tin mà khách hàng cung cấp. Những hoạt động này có thể đƣợc thực hiện trực tiếp bởi các cán bộ tín dụng và cán bộ chuyên môn thông tin của NH.

- Nhận diện rủi ro cho vay do chủ quan của ngân hàng

Chi nhánh cần củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng nội bộ phục vụ công tác tín dụng.

Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng: cần tập trung nguồn lực để ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc chọn lọc, thu thập, lƣu trữ, quản lý và khai thác hệ thống thông tin khách hàng phục vụ cho công tác phân tích tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đi vào bài bản, hiệu quả hơn, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất tín dụng xảy ra.

Xây dựng bảng thống kê các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng: Thƣờng xuyên thu thập thông tin liên quan đến tƣ cách và năng lực pháp lý của khách hàng, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc ảnh hƣởng đến hoạt động của khách hàng, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và môi trƣờng nội bộ cấp tín dụng của ngân hàng để phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh nợ xấu trên các phƣơng diện về phía khách hàng; về phía chính sách tín dụng, quy trình cấp tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng; về tác động của môi trƣờng kinh doanh; phân tích, dự báo tác động của việc thay đổi môi trƣờng bên ngoài, bên trong tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để tổng kết, xây dựng hệ

thống các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng đã, đang và sẽ xảy ra để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng và nhận diện rủi ro tín dụng của nhân viên ngân hàng một cách có hệ thống, chủ động, khoa học.

- Quán triệt tới lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên tầm quan trọng của công tác thu thập thông tin, tránh thu thập một cách hình thức và đối phó.

- Phân loại thông tin

Hệ thống thông tin của ngân hàng cần phải đƣợc phân loại hợp lý thành: thông tin tài chính (khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ, hnhu cầu vốn hợp lý, hiệu quả phƣơng án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp...), thông tin phi tài chính (tƣ cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình, kinh tế...) của ngƣời vay, cung cầu, giá cả thị trƣờng... của đối tƣợng đƣợc giải ngân cho vay.

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc, cần phải phân tích và liên kết các thông tin đó theo hệ thống logic.

- Lƣu giữ và bảo mật thông tin khách hàng cũng nhƣ các thông tin khác. Thông tin tín dụng phải đƣợc lƣu giữ và sử dụng theo chế độ bảo mật. Chỉ có cán bộ, bộ phận nghiệp vụ có trách nhiệm liên quan đến hoạt động cho vay và quản lý rủi ro cho vay của chi nhánh mới đƣợc quyền truy cập, khai thác và sử dụng. Hệ thống thông tin phải có khả năng cập nhật thông tin mới và loại bỏ những thông tin lạc hậu nhằm mục đích giúp ngân hàng có lƣợng thông tin đầy đủ, kịp thời, đồng thời giảm chi phí trong công tác thu thập và xử lý thông tin.

3.2.2. Hoàn thiện việc đo lƣờng rủi ro cho vay doanh nghiệp

- Công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp:

Nâng cao chất lƣợng nguồn thông tin đầu vào và kỹ thật xử lý thông tin. Cập nhật thƣờng xuyên một số những tiêu chuẩn về tiêu chí xếp loại cho

từng ngành nghề, lĩnh vực…, các trọng số cho các tiêu chí.

Việc chấm điểm khách hàng cần tiến hành khi phát hiện ra những thay đổi về tình hình trả nợ của khách hàng.

- Áp dụng các mô hình lƣợng hóa rủi ro trong công tác cho vay. Tiếp tục áp dụng các mô hình, công cụ đã và đang sử dụng: Hệ thống chấm điểm phục vụ cho phân loại nợ (Scoring phân loại nợ), Mô hình điểm số Z.

- Áp dụng các công cụ phân tích rủi ro theo từng ngành, lĩnh vực, từng đối tƣợng khách hàng và từng loại sản phẩm kinh doanh.

Ngân hàng có thể áp dụng phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tín dụng

theo khung giá trị VAR (Phƣơng pháp Basel II):

Xác suất bị rủi ro = (số món vay bị rủi ro trong kỳ báo cáo / tổng số lần cho vay trong kỳ báo cáo) x 100%

Hoặc:

Xác xuất bị rủi ro = (Tổng giá trị tài sản bị rủi ro / tổng số lần cho vay trong kỳ báo cáo) x 100%

Đồng thời, theo Pastel II còn có thể tính xác suất rủi ro dự kiến, hay tổn thất dự kiến EL (Expected Loss) theo khả năng vỡ nợ PD (Probability of Default) với mức độ tổn thất khi vỡ nợ LGD (Loss Given Default):

EL = Giá trị khoản vay x PD x LGD.

Theo các công thức này, nếu mỗi món cho vay coi nhƣ thực hiện một

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đắk lắk (Trang 93)