Kiểm soát rủi ro cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đắk lắk (Trang 35 - 38)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Kiểm soát rủi ro cho vay

- Khái niệm kiểm soát rủi ro cho vay

Là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lƣợc, các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hƣởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng.

- Kiểm soát rủi ro cho vay vì

Kiểm soát rủi ro làm thay đổi nguy cơ rủi ro, giảm thiểu tổn thất khi

nguy cơ xảy ra. Đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lƣợc, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

- Nội dung của kiểm soát rủi ro cho vay

Trong quản trị RRTD, thông thƣờng các ngân hàng thƣơng mại thực hiện thể chế hóa các biện pháp, kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua hệ thống các văn bản chính sách của mình. Nội dung chính của hoạt động này thể hiện qua việc xây dựng chính sách tín dụng và tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.

+ Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là yếu tố căn bản, là nền tảng để quản trị tín dụng hiệu quả. Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, yêu cầu, định hƣớng cho hoạt động tín dụng và những ngƣời làm công tác tín dụng, quản trị danh mục đầu tƣ. Chính sách tín dụng phải đƣợc cụ thể hóa các mục tiêu: Xác định giới hạn tín dụng cho từng thành phần khách hàng và sản phẩm, khu vực kinh tế, vùng lãnh thổ, hiện tại, tƣơng lai; Thị trƣờng mục tiêu của mỗi thành phần cho vay, mức độ đa dạng hóa hoặc tập trung ƣu tiên cho vay ; Chiến lƣợc về giá: Định

hƣớng này phải luôn sát với sự thay đổi của môi trƣờng kinh tế, chu kỳ kinh tế vì nó sẽ dẫn đến sự chuyển dịch trong thành phần và chất lƣợng của việc đầu tƣ tín dụng tổng thể.

+ Tổ chức hoạt động tín dụng

Một quy trình hoạt động tín dụng tốt phải thể hiện rõ các đặc điểm sau: Hệ thống văn bản thực thi chính sách tín dụng: Với mục tiêu chính là kiểm soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng, xây dựng đƣợc cơ cấu tín dụng phù hợp và hạn chế đến mức tối đa rủi ro trong tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng, hệ thống văn bản nhằm hạn chế rủi ro nhƣ: chính sách về tài sản đảm bảo, các quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách phân loại nhóm nợ, quy định phân cấp ủy quyền phán quyết, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Quy trình tín dụng với nhiều công đoạn xử lý: Quy trình hoạt động tín dụng phải thể hiện đƣợc các công đoạn xử lý đầy đủ chi tiết bao gồm: công đoạn thẩm định cho vay, ra quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi khoản vay, giám sát toàn bộ quy trình cho vay, theo dõi xử lý các khoản vay có vấn đề, dự phòng rủi ro, đảm bảo rủi ro tín dụng đƣợc hạn chế trong phạm vi kiểm soát đƣợc.

Sự tách bạch chức năng: Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong hoạt động cho vay là phải có sự phân tách chức năng giữa bộ phận giao dịch với khách hàng với bộ phận thẩm định và bộ phận tác nghiệp. Sự phân tách chức năng này đảm bảo tính khách quan trong việc đƣa ra quyết định cũng nhƣ đánh giá khoản vay.

Nguyên tắc bỏ phiếu trong quyết định cho vay: Để mang tính khách quan, nguyên tắc bỏ phiếu phải có sự tham gia của bộ phận giao dịch với khách hàng, bộ phận thẩm định rủi ro và bộ phận tác nghiệp. Cấp quản lý ở

các cấp độ khác nhau đƣợc quyền ra quyết định cho vay trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt và hạn mức đƣợc giao.

Đảm bảo nguyên tắc kiểm soát nội bộ: Bộ phận kiểm soát phải đƣợc bố trí phù hợp, tham gia vào hoạt động kiểm tra ngân hàng trên các mặt nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo tính an toàn cho tài sản của ngân hàng.

Hệ thống quản lý thông tin khách hàng: Hệ thống quản lý thông tin khách hàng giúp cho ban điều hành xác định đối tƣợng vay và quản lý khách hàng vay đƣợc chặt chẽ. Mặt khác nó cung cấp kịp thời về diễn biến hoạt động tín dụng cũng nhƣ mọi vấn đề phát sinh có khả năng gây ra rủi ro, trên cơ sở đó ban điều hành có đƣợc các ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Ngoài ra còn xây dựng đƣợc các hệ thống giám sát RRTD. Hệ thống này cần liên tục đƣợc hoàn thiện với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ các quy trình chính sách tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. Việc giám sát rủi ro tín dụng bao gồm: giám sát riêng lẻ và giám sát tổng thể danh mục tín dụng.

- Tiêu chí sử dụng

+ Né tránh rủi ro

Một trong những phƣơng pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh các hoạt động, đối tƣợng khách hàng, khoản tín dụng có thể làm phát sinh tổn thất bởi việc không thừa nhận nó ngay từ đầu, hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn đến tổn thất đã đƣợc thừa nhận. Biện pháp đầu tiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trƣớc khi rủi ro xảy ra. Biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.

+ Ngăn ngừa rủi ro

Chƣơng trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số lƣợng các rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi: sự nguy hiểm, môi trƣờng rủi ro, sự tƣơng tác giữa mối nguy hiểm

và môi trƣờng. Hoạt động ngăn ngừa tổn thất sẽ tập trung vào quá trình thực hiện chính sách thay thế hoặc sửa đổi hiểm họa, thay thế hoặc sửa đổi môi trƣờng, thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tƣơng tác.

+ Giảm thiểu tổn thất

Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hƣ hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra, mặc dù những biện pháp này đƣợc đặt ra trƣớc khi một tổn thất nào đó xuất hiện, nhƣng chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất thƣờng đƣợc sử dụng là:

Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro: Thể chế hóa các chính sách quy trình hành động ngay khi xuất hiện dấu hiệu tổn thất nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do tổn thất gây ra.

Lập dự phòng rủi ro: Là việc chuẩn bị sẵn một tài sản khác bù đắp cho tổn thất có thể xảy ra của tài sản gốc. Công tác này đƣợc NHTM thực hiện thông qua việc trích lập dự phòng rủi ro.

Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro : Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ ngân hàng. Kỹ thuật này thƣờng sử dụng nhiều cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là đầu tƣ chứng khoán. Để đa dạng hóa rủi ro, ngân hàng thƣờng sử dụng các biện pháp nhƣ đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa các loại hình cho vay, đa dạng hóa các lĩnh vực và ngành nghề.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đắk lắk (Trang 35 - 38)