6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
a. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN
Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2014
Trong giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk có sự tăng trƣởng cả dƣ nợ cho vay, huy động và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh liên tục đƣợc mở rộng về dƣ nợ tín dụng, dƣ nợ cho vay. Quy mô tổng tài sản cũng nhƣ lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng liên tục gia tăng qua các năm.
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015
(Đvt: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền Số tiền Chênh lệch (%) Số tiền Chênh lệch (%) Số tiền Chênh lệch (%) Số tiền Chênh lệch (%) Tổng dƣ nợ cho vay 1,704,000 1,516,560 -11 2,047,356 35 2,350,458 14.8 2,635,961 12.1 Tổng nguồn vốn huy động 930,508 910,409 -2.16 1,274,372 39.98 1,356,274 6.4 1,523,654 12.3 Lợi nhuận trƣớc thuế 31,733 25,426 -19.88 35,462 39.47 40,245 13.5 46,358 15.2
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2015 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm T ri ệu đ ồn g Tổng dƣ nợ cho vay Tổng nguồn vốn huy động
Lợi nhuận trƣớc thuế
Hình 2.2: Biểu đồ Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2015
Lợi nhuận trƣớc thuế của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk năm 2012 giảm so với năm 2011 là 19.88%. Tuy nhiên năm 2013 và năm 2014 tiếp tục tăng trở lại với mức chênh lệch 39.47% và 13.5% so với năm trƣớc đó, năm 2015 cũng tiếp tục tăng lên 15,2% so với năm 2014.
Hình 2.3: Biểu đồ Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2015.
Riêng trong năm 2012, NH TMCP Á Châu chứng kiến sự sụt giảm dƣ nợ cho vay, huy động và lợi nhuận. Nguyên nhân do hàng loạt vấn đề bất lợi đã xảy ra với NH TMCP Á Châu bao gồm thua lỗ trong mảng kinh doanh vàng và ngoại hối do chủ trƣơng ngừng huy động và cho vay vàng của Ngân hàng nhà nƣớc, một số sự kiện của lãnh đạo ngân hàng hội sở liên quan đến pháp luật cũng làm Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk ảnh hƣởng uy tín rất nhiều dẫn đến việc sụt giảm hoạt động tín dụng cũng nhƣ huy động vốn và lợi nhuận. Tất cả các rủi ro xuất phát từ nội tại của NH TMCP Á Châu cũng nhƣ các nguyên nhân khách quan của môi trƣờng kinh tế đã ảnh hƣởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh.
Bƣớc qua năm 2013, tình hình kinh doanh đã khởi sắc rõ nét, dƣ nợ cho vay, huy động và lợi nhuận đều tăng mạnh, so với năm 2012, năm 2013 dƣ nợ tăng 35%, huy động tăng 40%, lợi nhuận tăng tƣơng đƣơng 39.47%, điều đó cho thấy Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk đã có sự nỗ lực góp vào nỗ lực chung của NH TMCP Á Châu hội sở, vƣợt qua những khó khăn và dần chiếm lại lòng tin của ngƣời dân trong việc huy động và cho vay.
Năm 2014 tình hình kinh doanh tiếp tục phát triển, với mức tăng 14,8% tổng dƣ nợ cho vay, 6,4% tổng nguồn vốn huy động, và 13,5% lợi nhuận trƣớc thuế so với năm 2013. Năm 2015 cũng tiếp tục tăng 12,1% tổng dƣ nợ cho vay, 12,3% nguồn vốn huy động và 15,2% lợi nhuận trƣớc thuế so với năm 2014.
NH TMCP Á Châu đặt trọng tâm rà soát, củng cố, hoàn thiện và triển khai các bƣớc chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành. triển khai mô hình quản lý kênh phân phối mới. tách bạch hoạt động ngân hàng bán lẻ ra khỏi hoạt động của ngân hàng bán buôn. triển khai các chƣơng trình sáng kiến theo định hƣớng chiến lƣợc thuộc 2 khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. đƣa vào vận hành chức năng quản trị rủi ro, quản lý tài chính và quản
trị nguồn nhân lực. và triển khai chiến lƣợc công nghệ thông tin giai đoạn 2015 – 2020.
b. Tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk
Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dƣ nợ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk và có chiều hƣớng giảm dần tỷ trọng qua các năm (70,85% năm 2011, 68,6% năm 2012, 66% năm 2013, 53% năm 2014, 65% năm 2015). Trong đó chủ yếu cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk từ 2011 – 2014 (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp 1.207.356 70.85 1.040.360 68.6 1.351.254 66 1.235.246 53 1.712.353 64.96 Cá nhân, khác 496.644 29.15 476.200 31.4 696.102 34 111.5212 47 923.608 35.04 Tổng cộng 1.704.000 100 1.516.560 100 2.047.356 100 2.350.458 100 2.635.961 100.00
0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Triệu đồng 2011 2012 2013 2014 2015 Năm
Cơ cấu dƣ nợ tại ACB Đắk Lắk từ 2011-2015
Cá nhân Doanh nghiệp
Hình 2.4: Biểu đồ Cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk từ 2011 – 2015.
Tổng dƣ nợ giảm 10% vào năm 2012 nhƣng sau đó lại tăng lên 35% vào năm 2013 và tăng 15% năm 2014.
Nhìn chung tổng dƣ nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk trong giai đoạn 2011-2015 luôn tăng trƣởng. Tùy vào từng thời kỳ mà tốc độ tăng trƣởng tín dụng có khác nhau. Trong 4 năm thì năm 2013 hoạt động tín dụng tăng trƣởng nhanh nhất, tăng 35% so với năm 2012. Có đƣợc sự gia tăng tín dụng là nhờ Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk ngày càng chú trọng mở rộng nhiều sản phẩm vay nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk ngày càng chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ về mạng lƣới giao dịch rộng khắp, uy tín tăng lên, lƣợng khách hàng cũng gia tăng.
Riêng trong năm 2012 tăng trƣởng tín dụng giảm do tình hình kinh tế nhìn chung gặp khó khăn. Các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Các kênh đầu tƣ nhƣ chứng khoán, bất động sản, vàng… đều không đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ mong muốn khiến nhiều nhà đầu tƣ cũng lao đao khi thua lỗ và “chết” vốn đầu tƣ. Để đảm bảo đạt đƣợc kế hoạch kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả tín
dụng, theo chủ trƣơng của NH TMCP Á Châu hội sở, Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk chủ trƣơng hạn chế cho vay một số ngành nghề, hạn chế tăng trƣởng tín dụng đồng thời nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm phòng ngừa tỷ lệ nợ xấu gia tăng do biến động từ môi trƣờng kinh tế. Chính vì vậy dƣ nợ cho vay tại năm 2012 giảm so với năm 2011 (giảm 10%).
Trong tổng dƣ nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk thì dƣ nợ của khách hàng doanh nghiệp (bao gồm kinh tế tập thể, hợp tác xã, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn) luôn chiếm tỷ trọng cao hơn khách hàng cá nhân.
Cụ thể xét trong giai đoạn 2011 - 2015, dƣ nợ của khách hàng doanh nghiệp chiếm từ 53% - 71% trong tổng dƣ nợ. Qua đó thấy rằng nhóm khách hàng tín dụng chính mà Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk quan tâm vẫn là khách hàng doanh nghiệp, trong đó nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn đƣợc chú trọng nhất.
Bảng 2.6: Diễn biến dư nợ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk từ 2011 – 2015 (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng dƣ nợ 1,704,000 1,516,560 2,047,356 2,350,458 2,635,961 Tăng/giảm (%) -11 35 14.8 12.1
Bảng 2.7: Cơ cấu nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đắk Lắk 2011 – 2015
(Đvt: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ vay 1.704.000 100 1.516.560 100 2.047.356 100 2.350.458 100 2,635,961 100 Nợ xấu 29.479,2 1,73 40.340,5 2,66 32.757,7 1,6 36.902,2 1,57 38688.5 1.47
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk )
Nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp trong dƣ nợ vay. Nợ xấu ở mức 1,73% năm 2011, tăng mạnh lên 2,66% vào năm 2012, tuy nhiên sau đó lại giảm về mức 1,6% và 1,57% năm 2013 và 2014, năm 2015 là 1,47%.
c. Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp cao. Cơ cấu kinh tế Đắk Lắk (theo giá hiện hành): Nông, lâm, thủy sản 45%, công nghiệp - xây dựng 16,7%, dịch vụ 38,3%.
- Năm 2013 và đầu năm 2014, do ảnh hƣởng của tình hình suy thoái kinh tế nên số lƣợng doanh nghiệp thành lập vẫn tăng chậm, trong khi số lƣợng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng lên rất nhiều (670 doanh nghiệp). Đến năm 2014, có 680 doanh nghiệp dân doanh đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng. Trong đó có 98 DNTN, với tổng vốn 99,594 tỷ đồng; 371 Công ty TNHH một thành viên, với tổng vốn 559,452 tỷ đồng; 179 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, với tổng vốn 618,351 tỷ đồng; 32 Công ty Cổ phần, với tổng đăng ký 222,603 tỷ đồng.
Hiện có 5.800 doanh nghiệp đang còn hoạt động (57 doanh nghiệp nhà nƣớc, 5.743 doanh nghiệp dân doanh) và 06 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; 887 chi nhánh và 216 văn phòng đại diện còn hoạt động của các doanh nghiệp thuộc nhiều tỉnh thành phố trong cả nƣớc. (Theo báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.)
- Doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, còn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn.
- Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật thƣờng yếu kém. - Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế.
Theo đánh giá của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk, trong những năm vừa qua tăng trƣởng kinh tế không đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch, chất lƣợng của nền kinh tế không cao, thiếu ổn định. Sản xuất công nghiệp cầm chừng; chƣa có đƣợc những ngành, lĩnh vực, dự án đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, có ảnh hƣởng sâu rộng đến sự phát triển của ngành công nghiệp cũng nhƣ của nền kinh tế. Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) còn thấp, chậm đƣợc cải thiện; Hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn nhiều yếu kém, không đem lại kết quả nhƣ mong muốn; Trung ƣơng và tỉnh cũng chƣa có các chính sách, giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Mặc dù giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngƣ nghiêp tỉnh Đắk Lắk nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đạt đƣợc tƣơng đối cao (34.850 / 31.984 tỷ đồng năm 2014) nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lắk, nhất là đối với ngành trồng trọt vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trong khi trình độ canh tác của phần lớn nông dân còn hạn chế,
khó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất; trình độ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn nhiều yếu kém dẫn đến năng suất thấp, chất lƣợng sản phẩm chƣa tốt, không đồng đều, sức cạnh tranh kém kể cả ở thị trƣờng nội địa. Công tác quản lý quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm của ngành nông nghiệp còn kém.
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn; giá trị sản xuất không đạt kế hoạch đề ra. Nhiều doanh nghiệp không duy trì đƣợc năng lực sản xuất, một số doanh nghiệp hầu nhƣ ngƣng hoạt động; nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, khó tiếp cận đƣợc vốn ngân hàng do không đáp ứng các điều kiện vay, trả; nguồn nguyên liệu hạn chế, thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp, sản phẩm sản xuất khó tiêu thụ, thậm chí không tiêu thụ đƣợc. Các lĩnh vực sản xuất bị ảnh hƣởng bởi các tồn tại này nhƣ: Phân vi sinh, hạt điều nhân xuất khẩu, sản xuất sắt thép, các sản phẩm chế biến gỗ … một số sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng Trung quốc, không ổn định về giá cũng nhƣ số lƣợng. Do tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, nhất là giao thông; mặt khác, khu vực Tây nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn còn chịu ảnh hƣởng yếu tố nhạy cảm về chính trị, về vấn đề biên giới nên việc thu hút đầu tƣ, nhất là đối với đầu tƣ nƣớc ngoài cho phát triển công nghiệp còn nhiều hạn chế.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã góp phần trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động ƣớc đạt 25.293 tỷ đồng năm 2014; tăng 22,3% so với đầu năm, vƣợt 8,3% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế ƣớc đạt 45.119 tỷ đồng năm 2014; tăng 12% (tăng 4.838 tỷ đồng) so với đầu năm, đạt kế hoạch tăng trƣởng tín dụng năm 2014.