6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm soát và điều chỉnh kênh phân phối cho
cho sản phẩm phân bón NPK tại Công ty
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên kênh, nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những vƣớng mắc của các thành viên kênh, Công ty cần phải tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra giám sát.
* Đối với các chi nhánh trực thuộc công ty
- Kiểm tra định kỳ bằng các đợt kiểm kê cuối tháng về thực trạng hàng hoá nhập, hàng tồn kho, đối chiếu với hệ thống chứng từ để đánh giá về các chỉ tiêu:
+ Doanh số bán: có đạt mức quy định của công ty hay không + Tồn kho so với định mức tồn kho của công ty có đạt không + Thanh toán có đúng tiến độ hay không
* Đối với các thành viên kênh
-Kiểm tra định kỳ tiến độ tiêu thụ, nguồn hàng, giá bán, tình hình thanh toán công nợ, sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên.
-Kiểm tra các phƣơng tiện cân đong, vận chuyển hàng hoá.
Đặc biệt là kiểm tra chất lƣợng phân bón bán ra, kiểm tra sự trung thành của các thành viên trong tiêu thụ để đảm bảo uy tín về sản phẩm của công ty.
Trong hệ thống phân phối cần có sự cạnh trạnh giữa các thành viên kênh. Đây là một phần động lực để kênh phát triển và hoạt động nhƣng sự cạnh tranh này phải nằm trong tầm kiểm soát của công ty và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên kênh. Tránh cạnh tranh thái quá gây cản trở cho nhau giữa các thành viên kênh làm giảm hiệu quả hoạt động của kênh cũng nhƣ khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Sự cần thiết của cạnh tranh thể hiện ở tình trạnh hiện nay đã và sẽ tiếp tục có thêm nhiều cơ sở cùng kinh doanh ngành hàng này. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này phải nằm trong sự kiểm soát của công ty.
Nhằm tăng độ tiếp cận giữa khách hàng mục tiêu và sản phẩm phân bón của Công ty, tìm kiếm thêm khách hàng trên thị trƣờng khu vực Tây Nguyên, thiết lập quan hệ mua bán mới, tăng cƣờng nhận biết về thƣơng hiệu sản phẩm của ngƣời tiêu dùng ở thị trƣờng mục tiêu. Công ty cần mở rộng thêm kênh phân phối hiện tại trên thị trƣờng miền Trung -Tây Nguyên nhƣ:
+ Tìm kiếm và lựa chọn các điểm bán mới tại vùng sâu vùng xa.
+ Lôi kéo và thu phục các nhà phân phối đang phân phối sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Tất cả những hoạt động trên đều không nằm ngoài việc tạo dựng hình ảnh và thƣơng hiệu của công ty đến với khách hàng trung gian và khách hàng trực tiếp, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
KẾT LUẬN
Vấn đề xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối là một hoạt động hết sức quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào vận hành trong cơ chế thị trƣờng. Trong xu thế hội nhập và quốc tế hoá nhƣ hiện nay thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết vì khi tham gia vào môi trƣờng kinh doanh và khu vực thì sự cạnh tranh sẽ cực kỳ gay gắt, khi đó doanh nghiệp nào có hệ thống kênh phân phối mạnh hơn sẽ là ngƣời chiến thắng.
Những năm qua, Công ty Cổ phần Comexim Gia Lai có có nhiều cố gắn trong việc bình ổn và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, phát triển kênh phân phối, tăng doanh số bán hàng, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, đồng thời hoàn thành kế hoạch đƣợc giao và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tiếp cận với tình hình thực tế tại công ty CP Comexim Gia Lai, chuyên đề đã đạt đƣợc các kết quả sau:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kênh phân phối, quản trị kênh phân phối nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Phân tích và đánh giá tƣơng đối toàn diện tình hình kênh phân phối và công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón NPK của công ty, qua đó phát hiện những hạn chế trong việc sử dụng các chính sách kênh phân phối vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
3. Đề xuất các giải pháp về quản trị kênh phân phối mang tính khả thi cao nhằm góp phần thúc đẩy công ty phát triển tốt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Mục tiêu chủ yếu của đề tài này là nhằm phân tích tình hình xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm phân bón NPK tại công ty CP Comexim Gia Lai, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cái làm
đƣợc và chƣa làm đƣợc của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác xây dựng và quản trị kênh phân phối.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi đã đƣợc sự nhiệt tình hƣớng dẫn của TS. Ngô Thị Khuê Thƣ, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cô. Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên quản trị kênh phân phối là một vấn đề có nội hàm rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực, tài liệu nghiên cứu và khả năng bản thân còn hạn chế nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Bản thân là ngƣời nghiên cứu đề tài, tôi thật sự mong muốn nhận đƣợc những góp ý từ thầy cô và bạn bè để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Cao Ngọc Anh (2009), Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phân hữu cơ sinh học của Công ty Sông Gianh ở khu vực miền Trung, Luận văn Thạc sĩ.
[2] Ngô Xuân Bình (2001), Marketing lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội.
[3] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Comexim Gia Lai. [4] Báo cáo thƣờng niên - Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty các năm
2013-2015, Công ty cổ phần Comexim Gia Lai.
[5] Trƣơng Đình Chiến (2008), Quản lý kênh phân phối, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội .
[6] Trần Minh Ðạo (2002), Giáo trình marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[7] Đoàn Tiến Dũng (2009), Hoàn thiện kênh phân phối đối với sản phẩm nước Yến cao cấp Sanest của Công ty Yến Sào Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ.
[8] Hà Nam Khánh Giao (2004), Quản trị Marketing – Marketing để chiến thắng, NXB Thống kê, Hà Nội.
[9] Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (2011), Quản trị Marketing định hướng giá trị, NXB Tài chính, Hà Nội.
[10] Lê Văn Huy (2012), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội.
[11] Hồ Nhƣ Khoa (2009) Quản trị hệ thống phân phối của Công ty Lioa tại khu vực miền Trung, Luận văn Thạc sĩ.
[12] Trần Thị Ngọc Trang, Trần Văn Thi, Quản trị kênh phân phối, NXB Thống kê.
[13] Lê Thành Trung (2013) , Giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối dầu lon tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex, Luận văn Thạc sĩ. [14] Viện Nghiên cứu Thƣơng mại, Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (2004), NXB Lý luận chính trị.
Tiếng Anh
[15] David J.Luch/Ronal S.Rubin(2005), Nghiên cứu Marketing, NXB Thống kê.
[16] Ejerome Mc Cathy(1985), Nguyên lý Marketing.
[17] James M.Comemer (1997), Quản trị bán hàng, NXB Thống kê.
[18] Philip Kotler – dịch giả Vũ Trọng Hùng (2009), Quản trị Marketing, NXB Lao Động Xã hội, Hà Nội.
Website: