Áp dụng mô hình đánh giá để lƣợng hóa rủi ro tín dụng theo quy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 94 - 96)

6. Tổng quan tài liệu

3.2.3. Áp dụng mô hình đánh giá để lƣợng hóa rủi ro tín dụng theo quy

quy định của Hiệp ƣớc Basel II

ACB hiện tại sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ nhƣ một thƣớc đo đo lƣờng rủi ro của các khoản cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xếp hạng tín dụng chỉ để đƣa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay mà chƣa thực sự phục vụ công tác đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng. Một giải pháp đƣợc giới thiệu dƣới đây là công thức lƣợng hóa rủi ro dựa trên IRB (hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ) - quy định trong Hiệp ƣớc Basel II.

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ƣớc tính đƣợc tính toán dựa trên công thức:

EL = PD x EAD x LGD

Trong đó:

PD: Xác suất không trả đƣợc nợ

EAD: Tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm KH không trả đƣợc nợ LGD: Tỷ trọng tổn thất ƣớc tính

* PD: Xác suất không trả đƣợc nợ

Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi đƣợc. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán đƣợc nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dƣ nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trƣớc đó. Những dữ liệu đƣợc phân theo 3 nhóm sau:

 Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng nhƣ các đánh giá của các tổ chức xếp hạng,

 Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trƣởng của ngành…

 Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tƣợng báo hiệu khả năng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng nhƣ số dƣ tiền gửi, hạn mức

thấu chi…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính đƣợc xác xuất không trả đƣợc nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình Probit… và thƣờng đƣợc xây dựng bởi các tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp.

* EAD: Tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm KH không trả đƣợc nợ

Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD đƣợc xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả đƣợc nợ, khách hàng thƣờng có xu hƣớng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức đƣợc cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD nhƣ sau:

EAD = Dƣ nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chƣa sử dụng bình quân Với LEQ là tỷ trọng phần vốn chƣa sử dụng có nhiều khả năng sẽ đƣợc khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chƣa sử dụng bình quân” chính là phần dƣ nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc nợ ngoài mức dƣ nợ bình quân.

Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ƣớc lƣợng về dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm không trả đƣợc nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó khăn lớn trong tính toán. Ví dụ, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thƣờng hiếm khi rơi vào tình trạng này, do đó, không thể tính chính xác đƣợc LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trƣờng tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dƣ nợ đang sử dụng so với hạn mức…

* LGD: Tỷ trọng tổn thất ƣớc tính

Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dƣ nợ tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả đƣợc nợ,

đó là lãi suất đến hạn nhƣng không đƣợc thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh nhƣ: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu đƣợc từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể đƣợc coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi đƣợc. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thƣờng mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20% - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả đƣợc nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng.

* Ứng dụng của phƣơng pháp này:

Làm căn cứ đánh giá kết quả công tác của nhân viên quan hệ khách hàng: gắn tăng trƣởng cho vay với đảm bảo chất lƣợng khoản vay.

Xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng nhà nƣớc ban hành ngày 21/01/2013 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài”, các ngân hàng Việt Nam đa phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng theo “tuổi nợ”, nhờ định lƣợng rủi ro cho vay mà việc trích lập dự phòng sẽ chính xác hơn đối với bản thân ACB.

Nâng cao đƣợc chất lƣợng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay từ đó điều chỉnh ngƣợc trở lại với các tiêu chí xếp hạng khách hàng hiện đang áp dụng tại ACB Đà Nẵng.

Xác định chính xác đƣợc giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình tín dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của ACB Đà Nẵng sau này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)