Tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 89 - 93)

6. Tổng quan tài liệu

3.2.1.Tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủ

TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI ACB – CN ĐÀ NẴNG

3.2.1. Tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng rủi ro tín dụng

Do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan mà công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa thực sự phát huy hiệu quả nhƣ mong muốn. Nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì ACB Đà Nẵng cần thực hiện nhất quán với Hội sở một số biện pháp nhƣ:

Về hoạt động kiểm soát nội bộ:

- Trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo đề án của NHNN, cần quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hƣớng tăng cƣờng năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của hệ thống này.

- Quán triệt nguyên tắc tăng vốn cho ngân hàng trong thời gian tới (bất kể hình thức nào), hay mở rộng tín dụng, mở phòng giao dịch, triển khai nghiệp vụ mới… phải đi đôi với tăng cƣờng quản trị mà trong đó có hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải tăng cƣờng tƣơng xứng. Cần đảm bảo quy mô ngân hàng về chi nhánh, về vốn và nghiệp vụ nhất thiết phải đủ lƣợng nhân viên kiểm soát nội bộ tối thiểu về biên chế và đƣợc cấp chứng chỉ nghiệp vụ.

- Đảm bảo đội ngũ kiểm soát viên nội bộ của ngân hàng mình có đủ năng lực và đồng đều trong điều kiện hệ thống ngân hàng đang phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu: ACB Đà Nẵng cần đƣa ra tiêu chuẩn nghề nghiệp về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ tại chính ngân hàng mình (với chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tƣơng ứng). Ngƣời thực hiện công tác kiểm soát nội bộ cần đƣợc đào tạo và cấp chứng chỉ. Đây đƣợc coi nhƣ chứng chỉ hành nghề đối với kiểm soát viên tại ngân hàng để đảm bảo yêu cầu về trình độ và năng lực. Bên cạnh đó, ACB Đà Nẵng cũng phải đảm bảo số lƣợng tối thiểu về kiểm soát viên, đảm bảo tính độc lập với việc bảo đảm mức thu nhập hợp lý cho kiểm soát viên… nhằm khuyến khích cán bộ làm ở vị trí này một cách có trách nhiệm.

- Xây dựng và thiết lập văn hóa kiểm soát cẩn trọng trong hoạt động tại ngân hàng mình: Do hoạt động ngân hàng là loại hình đặc thù, nên cần phải đảm bảo rằng tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng ở các chi nhánh, phòng giao dịch của ACB phải có kiểm soát nội bộ và tách biệt với hoạt động kinh doanh trực tiếp của ngân hàng. Hàng năm, đội ngũ kiểm soát nội bộ phải đƣợc đào tạo,

bồi dƣỡng cập nhật về nghiệp vụ, giới thiệu về sản phẩm mới, tình hình rủi ro mới. Đối với ngƣời quản lý ngân hàng, nhất thiết phải qua lớp kiểm soát nội bộ cho cấp quản lý, hoặc quản lý rủi ro ngân hàng ở mức tƣơng xứng.

Về hoạt động kiểm toán nội bộ

- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán: Đánh giá một cách thƣờng xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và đề ra giải pháp xử lý rủi ro thích hợp; đặc biệt cần kiểm toán một cách thƣờng xuyên đối với các nghiệp vụ chứa đựng rủi ro. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp kiểm toán viên xác định rõ trách nhiệm đƣợc giao, tránh đƣợc những sai sót trong từng nội dung, từng bƣớc công việc kiểm toán và đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực, quy trình và kế hoạch kiểm toán. Để đảm bảo công việc kiểm toán của các kiểm toán viên tuân thủ chuẩn mực, quy trình và kế hoạch kiểm toán thì công tác kiểm tra, soát xét phải đƣợc thực hiện ở tất cả các cấp độ. Các cấp kiểm soát phải chịu trách nhiệm về chất lƣợng kiểm toán đối với các nội dung đƣợc kiểm soát ở cấp của mình.

- Chú trọng vào chất lượng đội ngũ kiểm toán viên: Đây là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định đến chất lƣợng của kiểm toán nội bộ. Trƣớc hết, ACB cần phải tuyển dụng đào tạo kiểm toán viên nội bộ đủ về số lƣợng và chất lƣợng. Bên cạnh các giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn thì ACB cũng cần phải có giải pháp nâng cao giá trị đạo đức của kiểm toán viên nội bộ nhƣ chế độ ƣu đãi về lƣơng, khen thƣởng, cơ hội thăng tiến cho kiểm toán viên nội bộ, bắt buộc kiểm toán viên nội bộ không kiêm nhiệm các công việc chuyên môn khác và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc nếu họ vi phạm các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp do ngân hàng quy định. Kiểm toán viên nội bộ phải đƣợc các chế độ ƣu đãi cao hơn tƣơng xứng với trách nhiệm của họ và tính chất quan trọng của công việc, nhƣ vậy thì kiểm toán viên sẽ có ý thức trách nhiệm hơn, đảm bảo về tính độc lập, khách quan, trung thực trong công tác nên hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

- Cần tăng cường tính độc lập của kiểm toán nội bộ: Tính độc lập này đƣợc thể hiện trên thực tế đó là bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải đƣợc thiết

lập mà không chịu sự can thiệp và tác động của các bộ phận khác. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có khả năng đƣa ra các ý kiến và quyết định độc lập trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ việc kiểm toán. Tăng cƣờng áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kiểm toán nội bộ, vì kiểm toán viên nội bộ cần phải xử lý rất nhiều dữ liệu tài chính nên việc áp dụng các thủ tục, quy trình kiểm toán mới cũng nhƣ công nghệ mới để thực hiện chọn mẫu, nghiên cứu khả thi và kiểm toán máy là hết sức cần thiết.

- Vận dụng tốt phương pháp kiểm toán nội bộ: Kiểm toán viên nội bộ cần kết hợp phƣơng pháp kiểm toán chi tiết với phƣơng pháp kiểm toán hệ thống. Kiểm toán chi tiết giúp ngân hàng kiểm tra lại các giao dịch đã đƣợc thực hiện có đúng quy định hay không. Trong khi đó, kiểm toán hệ thống xem xét cả quá trình để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của từng quy trình hoạt động ngân hàng một cách toàn diện, nhờ đó, kiểm toán viên sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian kiểm toán nhƣng lại có thể đƣa ra kết luận tổng thể, định hƣớng vào rủi ro hoạt động ngân hàng. Việc kết hợp hai phƣơng pháp này sẽ giúp cho ngân hàng đạt đƣợc mục tiêu kiểm toán là kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đƣa ra các kiến nghị, tƣ vấn thay đổi, bổ sung các thủ tục kiểm soát vừa mang tính kinh tế đồng thời hạn chế đƣợc các rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra, các kỳ kiểm toán cần đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên hơn (định kỳ hàng quý hoặc hàng 6 tháng thay vì hàng năm đối với các nghiệp vụ chứa đựng rủi ro cao) và cần nâng cao vai trò của báo cáo kết quả kiểm toán vì đây là khâu cuối cùng khi đƣa thông tin đến ngƣời đọc bản chất của sự vật, hiện tƣợng thông qua phân tích, đánh giá các thông tin đã thu thập một cách khách quan, trung thực. Bởi vậy phải chú ý khi kết luận, kiểm toán viên phải có cơ sở trên những việc đã xảy ra để phân tích, đối chiếu với các chuẩn mực, không nên chung chung, thiếu bằng chứng cụ thể hoặc trình bày không rõ ràng trong việc xác định trách nhiệm của cá nhân, tập thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 89 - 93)