6. Tổng quan tài liệu
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tạ
CHUẨN BASEL II TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NHTM VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số ngân hàng trên thế giới tại một số ngân hàng trên thế giới
a. Kinh nghiệm ở Mỹ
Mỹ là thành viên các nƣớc G10 và là thành viên của Uỷ ban Basel, tham gia vào xây dựng nội dung Hiệp ƣớc Basel II, các nƣớc này đã gián tiếp thừa nhận trách nhiệm và cam kết áp dụng Basel II. Mỹ là một trong những nƣớc thuộc G10 có chính sách phù hợp trong việc áp dụng Hiệp ƣớc vốn Basel II và thành công trong quản trị rủi ro tín dụng.
Tại Mỹ, cơ quan ngân hàng liên bang đã ban hành quy tắc cuối cùng (Final Rule) của hiệp ƣớc mới Basel II ngày 7/12/2007, và có hiệu lực 1/4/2008. Ở Mỹ các quy định về việc áp dụng Basel II đƣợc thực hiện từng bƣớc và chỉ thực hiện ở những ngân hàng cốt lõi. Ngân hàng cốt lõi là ngân hàng có quy mô lớn và hoạt động kinh doanh quốc tế có tài sản ít nhất 250 tỷ USD hoặc khoản ngoại tệ trên bảng cân đối kế toán từ 10 tỷ USD trở lên. Đối với các ngân hàng cốt lõi bắt buộc áp dụng song song cả 02 phƣơng pháp nâng cao (A-IRB đối với rủi ro tín dụng và AMA đối với rủi ro tác nghiệp). Những ngân hàng khác có thể áp dụng phƣơng pháp nâng cao này hoặc phƣơng pháp chuẩn hóa. Tuy nhiên, ngân hàng nào đã áp dụng phƣơng pháp nâng cao theo trụ cột I phải áp dụng các tiêu chuẩn của trụ cột II và trụ cột III. Cơ quan quản lý ngân hàng ở Mỹ có ý định đề xuất một phiên bản đơn giản hơn của quy tắc
cuối cùng cho các ngân hàng khác ở Mỹ. Đối với các ngân hàng cốt lõi phải thực hiện quy tắc cuối cùng 1/10/2008 và phải bắt đầu quá trình chuyển đổi sang các phƣơng pháp xác định vốn mới trong vòng 36 tháng sau đó.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đã ban hành những điều đƣợc gọi là Basel II.5 nhƣ là một sửa đổi cho Basel II, làm tăng yêu cầu về mô hình của các ngân hàng để đánh giá rủi ro tài chính và yêu cầu công bố thông tin về các hoạt động chứng khoán hoá của các ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng ở Mỹ cũng đã ban hành các quy tắc đề xuất về việc thông qua Basel II.5 và đƣợc thực hiện 7/12/2011.
Đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng ở Mỹ đã thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Những ngân hàng cốt lõi áp dụng phƣơng pháp nâng cao A-IRB đối với rủi ro tín dụng, còn với các ngân hàng khác thì có thể áp dụng phƣơng pháp nâng cao hoặc phƣơng pháp chuẩn hóa tùy thuộc vào điều kiện của từng ngân hàng. Việc áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro, phƣơng pháp đánh giá đƣợc thực hiện một cách triệt để ở các ngân hàng. Ngoài ra nữa, các ngân hàng ở Mỹ đã tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết bị để hỗ trợ thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, kiểm soát rủi ro tín dụng. Kết quả ở Mỹ công tác quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng quan tâm và RRTD đƣợc giảm thấp.
Nhƣ vậy, kinh nghiệm ở Mỹ cho thấy để áp dụng Basel II thành công không phải thực hiện với tất cả các ngân hàng cùng một phƣơng pháp mà với ngân hàng quy mô lớn (ngân hàng cốt lõi) thì áp dụng phƣơng pháp phức tạp còn với ngân hàng khác thì có thể áp dụng phƣơng pháp đơn giản tùy điều kiện của ngân hàng. Để quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả các ngân hàng ở Mỹ đã áp dụng triệt để các nguyên tắc quản trị rủi ro và áp dụng phƣơng pháp nâng cao (ngân hàng cốt lõi), phƣơng pháp chuẩn hóa (ngân hàng khác ở Mỹ) và đồng thời họ quan tâm tới đầu tƣ cơ sở hạ tầng công nghệ hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng.
b. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nam là bởi vì Trung Quốc có điều kiện gần giống với Việt Nam nhƣ cơ sở hạ tầng công nghệ, hệ thống xếp hạng tín dụng chƣa đƣợc toàn diện, cơ sở dữ liệu chƣa đƣợc đầy đủ.
Trái ngƣợc với xu thế chung của các quốc gia thuộc nhóm nƣớc G10 nói trên, Trung Quốc đã chọn một hƣớng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5 nghĩa là kết hợp các chuẩn mực trong Hiệp ƣớc Basel I với trụ cột II và III trong Basel II. Năm 2008, Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) tuyên bố chỉ thực hiện các yêu cầu của Basel I và sử dụng quản trị rủi ro theo Basel II. CBRC lúc đầu lựa chọn 5 ngân hàng tham gia vào nghiên cứu tác động định lƣợng của Basel II. Sau đó CBRC yêu cầu tất cả các NHTM lớn của Trung Quốc có hoạt động quốc tế phải áp dụng Basel II và sẽ áp dụng từ năm 2010, có thể cho gia hạn tối đa 3 năm đối với các ngân hàng không thể thực hiện nguyên tắc CBRC. Ngoài ra, CBRC cho phép các ngân hàng đƣợc phép từng bƣớc thực hiện các tiêu chuẩn Basel II, sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận đơn giản nhất nhƣ phƣơng pháp chuẩn. Cuối năm 2008, CBRC đã ban hành các thông báo liên quan đến thực hiện Basel II về việc đo lƣờng vốn, trích lập dự phòng rủi ro, xếp hạng nội bộ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Kinh nghiệm áp dụng Basel II ở CBRC:
Đối với Trụ cột I - Yêu cầu về vốn: CBRC sử dụng phƣơng pháp tiếp cận là phƣơng pháp xếp hạng nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng. Đây là những phƣơng pháp đơn giản nhất trong số các phƣơng pháp Basel II đƣa ra. Kết quả là hầu hết các ngân hàng cổ phần ở Trung Quốc đã đạt đƣợc theo quy định của Basel II, đã xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu tƣơng đối đầy đủ và đã xây dựng đƣợc hệ thống xếp hạng tín dụng toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn giữa NHTM Trung Quốc với ngân hàng nƣớc ngoài trong việc áp dụng IRB. Bộ phận cung cấp thông tin của các ngân hàng Trung quốc không cung cấp đƣợc đầy đủ những thông tin cần thiết trong việc tính toán tài sản có rủi ro để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu theo phƣơng pháp tiêu chuẩn hóa. Điều này đã không phản ánh chính xác mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.
triệt để các quy định của CBRC về các giới hạn cấp tín dụng, tính toán hệ số an toàn vốn tối thiểu phƣơng pháp chuẩn hóa và xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, xếp hạng tín dụng nội bộ toàn diện. Ngoài ra, để có thể phân tích dữ liệu đầy đủ, có báo cáo kịp thời phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng Trung Quốc đã không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ.
Nhƣ vậy, ngân hàng Trung Quốc đã rất nỗ lực thực hiện thực hiện Basel II và áp dụng thành công Hiệp ƣớc vốn Basel II vào năm 2011. Kết quả này có đƣợc là do CBRC đã tích cực tìm hiểu Hiệp ƣớc vốn Basel II, đã xây dựng các văn bản hƣớng dẫn cụ thể và đã lựa chọn cách đi đúng phù hợp với đặc điểm của ngân hàng Trung Quốc là áp dụng phƣơng pháp đơn giản nhất là phƣơng pháp chuẩn hóa để lƣợng hóa rủi ro tín dụng và đã cho phép các ngân hàng thêm thời gian để thực hiện. Tuy nhiên các ngân hàng Trung Quốc còn có khó khăn do thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng trong nƣớc, thiếu dữ liệu và hệ thống thông tin chƣa đầy đủ.