6. Tổng quan tài liệu
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo
theo tiêu chuẩn Basel II của ACB Đà Nẵng
- Nội dung Basel II quá phức tạp
Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ƣớc Basel (kể cả phiên bản I và II) chính sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ đƣợc thể hiện trong hiệp ƣớc Basel là tiếng Anh, hoàn toàn chƣa có một tài liệu nghiên cứu hoặc dịch thuật chính thức nào về hiệp ƣớc Basel bằng tiếng Việt. Vì vậy, cho dù rất nhiều chuyên gia quản lý ngân hàng muốn tiếp cận
nhƣng cũng rất khó khăn. Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel kể cả là văn bản chính thức lẫn những văn bản bổ sung hƣớng dẫn thi hành đều có độ dài từ 400 đến hơn 500 trang giấy, những thuật ngữ đƣợc sử dụng cũng thật sự không dễ hiểu, là những từ mới và từ khó. Ngoài ra, một khối lƣợng đồ sộ các văn bản của Basel với nhiều công thức tính toán phức tạp, chƣa gần gũi với tình hình thực tế trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cùng là lý do để các chuyên gia chƣa dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.
Mặt khác, một trong những khó khăn đối với việc vận dụng các phƣơng pháp của Basel II vào hệ thống ngân hàng Việt Nam chính là độ phức tạp của mỗi phƣơng pháp. Sự phức tạp này thể hiện ở cả trong cách tính toán và vận dụng lẫn trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng.
Đối với phƣơng pháp đƣợc coi là đơn giản và dễ áp dụng nhất là phƣơng pháp chuẩn thì mỗi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng cũng phải đƣợc lƣu trữ thông tin đầy đủ nhằm phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm khách hàng đó. Nhƣ vậy sẽ có rất nhiều hệ số rủi ro đƣợc áp dụng cho mỗi khách hàng với từng loại giao dịch khác nhau. Thực tế, mỗi ngân hàng có đến vài trăm ngàn khách hàng, mỗi khách hàng lại có vài trăm giao dịch các loại, vấn đề tính toán nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động của ngân hàng thực sự trở thành một bài toán không đơn giản.
- Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn
Một trong những khó khăn ảnh hƣởng đến việc quyết định áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của ACB đó chính là chi phí vận hành theo toàn bộ chuẩn mực của Basel II quá lớn. Đối với các ngân hàng quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần tƣơng thích với Basel II và có thể tiết kiệm chi phí thông qua quy mô hoạt động. Đối với các nƣớc đang phát triển, nhiều ngân hàng của các nƣớc mới nổi sẽ gặp khó khăn, vì việc chuyển sang Basel II là rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu đƣợc chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng. Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống tài chính Việt Nam. Theo ƣớc tính, các
NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu USD, khoảng 20% vốn điều lệ của các NHTM cổ phần. Trong khi đó, nếu là ngân hàng cỡ lớn thì chi phí vận hành hệ thống Basel này có thể lên đến 200 triệu USD, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM Nhà nƣớc theo nghị định 141 của Chính phủ.
- Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao
Hiệp ƣớc Basel II nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn ngân hàng hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, vì vậy yêu cầu an toàn vốn là một trong những mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với những ngân hàng này. Vốn này nhằm giảm thiểu đến mức tối đa khả năng xảy ra vỡ nợ đối với các ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8% nhƣng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basel II bởi các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng. Điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho ACB cũng nhƣ các NHTM Việt Nam vì rủi ro hoạt động cũng nhƣ rủi ro thị trƣờng thấp hơn các ngân hàng quốc tế lớn bởi phạm vi hoạt động của các ngân hàng tƣơng đối hẹp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
QTRR là rất quan trọng để đảm bảo đảm bảo sự ổn định, phát triển và mở rộng của bất kỳ một nền kinh tế nào trên thế giới trong quá trình hội nhập. Việt Nam cũng không ngoại lệ, cần nâng cao khả năng chống đỡ rủi ro thông qua việc xác định nhu cầu vốn phù hợp với nhiều loại rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng nhƣ rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng. Muốn làm đƣợc điều này, cần thiết phải nghiên cứu các tƣ tƣởng cơ bản của Basel II để có thể vận dụng một cách đơn giản, giảm bớt các tính toán phức tạp nhƣng vẫn hiệu quả và phù hợp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thực trạng hiện tại ACB nói riêng cũng nhƣ hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung vẫn đang áp dụng chuẩn mực đánh giá rủi ro theo Basel I chủ yếu là đánh giá rủi ro tín dụng nhƣ quy định về tỷ lệ an toàn vốn chủ yếu dựa trên tài sản có rủi ro, chƣa dựa vào xếp hạng tín dụng. Hoạt động thanh tra giám sát và minh bạch thông tin và hệ thống văn bản pháp luật, cũng đã và đang đƣợc chính phủ, NHNN và ACB quan tâm, chú trọng để tuân thủ theo những quy định quốc tế nhằm đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó ACB vẫn còn nhiều hạn chế trong hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng tài chính để đáp ứng các yêu cầu đặt ra của Basel II – đây có thể nói là vấn đề chung của các nền kinh tế đang phát triển. Ngoài ra, nguồn nhân lực có chuyên môn vững và trình độ cao cũng là một vấn đề lớn để đảm bảo cho việc vận hành hệ thống QTRR.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI ACB – ĐÀ NẴNG 3.1. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA ACB – CN ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020
3.1.1. Định hƣớng và nhiệm vụ trọng tâm của ACB – CN Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2020
a. Định hướng phát triển của ACB – CN Đà Nẵng
Kinh tế thế giới tăng trƣởng theo chiều hƣớng cao dần và diễn ra đồng đều ở hầu khắp các khu vực, các nền kinh tế chủ chốt. GDP toàn cầu theo IMF có thể cán mốc tăng 3,6%, trong đó các nền kinh tế phát triển tăng 2,2%, cao hơn 0,5% so 2016; kinh tế Mỹ tăng 2,2% (2016: 1,5%); Khu vực EU tăng 2,1% (2016:0,4%); Nhật tăng 1,5% (2016: 1,0%). Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi tăng khoảng 4,6% so với 4,3% năm 2016, riêng Trung Quốc đạt 6,9%. Nhân tố chính thúc đẩy kinh tế thế giới là nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thƣơng mại toàn cầu, từ mức 2,4% năm 2016 lên 4,2% năm 2017, bất chấp những lo ngại và một vài chính sách chuyển hƣớng mạnh hơn theo hƣớng bảo hộ thƣơng mại hoặc "ly khai" khỏi các thỏa thuận đa phƣơng (Mỹ) hoặc liên minh (Anh – Brexit).
Kinh tế Việt Nam tuy gặp một số khó khăn nên tăng trƣởng thấp trong quý I, song đã có sự bứt phá mạnh mẽ, nhất là vào nửa cuối 2017, vừa nhờ hƣởng lợi từ tác động tích cực của kinh tế thế giới, vừa nhờ thúc đẩy bên trong của các yếu tố thuận lợi khách quan và nỗ lực chủ quan. Đặc biệt là môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh đã đƣợc cải thiện đáng kể, vừa thu hút đƣợc nhiều hơn nguồn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp từ bên ngoài (FDI đăng ký và bổ sung mới tăng 53,4%; khối ngoại mua ròng gần 1 tỷ USD trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2017), vừa huy động đƣợc thêm nguồn đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân trong nƣớc (tăng 16,2% so 9,2% năm 2016), đƣa tổng mức đầu tƣ toàn xã hội lên 33,42% GDP so với mức 33% năm 2016.
Hoạt động ngân hàng Việt Nam nhờ kinh tế tăng trƣởng cao và môi trƣờng cải thiện, nên nhìn chung có bƣớc chuyển biến tích cực, phục vụ tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống; an toàn và hiệu quả cao hơn năm trƣớc.
Với dự báo nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020, ACB đã xây dựng định hƣớng phát triển ngân hàng trong giai đoạn 2018 – 2020 với phƣơng châm Tăng tốc – Bền vững, với giá trị cốt lõi Chính trực – Cách tân – Cẩn trọng – Hài hòa – Hiệu quả. Toàn hệ thống ACB phấn đấu nỗ lực để thực hiện thắng lợi và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra: Tổng tài sản tăng 18%, tiền gửi khách hàng tăng 18%, tín dụng tăng trƣởng trên 15%, tỷ lệ nợ xấu dƣới mức 2%. Cùng với toàn hệ thống, năm 2018, ACB Đà Nẵng tiếp tục nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hiện thực hóa những mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, tiếp tục có những bƣớc đột phá, ghi thêm những dấu ấn mới trong năm 2018 và thực thi chiến lƣợc phát triển đến năm 2020. Tất cả nhằm tạo ra những tiền đề vững chắc để đƣa ACB vững bƣớc trên con đƣờng trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam và có vị thế trong khu vực, đƣợc quản trị theo các thông lệ tốt nhất, xứng đáng với niềm tin của các cơ quan quản lý, niềm tin và kỳ vọng của các nhà đầu tƣ, của hàng triệu khách hàng. Định hƣớng chủ đạo ACB là tiếp tục bám sát Chiến lƣợc 2015- 2020 nhằm đƣa ACB phát triển nhanh về quy mô, có chiều sâu, đi đôi với chất lƣợng và hiệu quả làm trọng tâm, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị. Chiến lƣợc phát của ACB giai đoạn 2018 - 2020 là: (i) ACB tiếp tục đầu tƣ nâng cấp các hệ thống công nghệ làm nền tảng cho các hoạt động chính; (ii) Quản lý chặt chẽ năng suất của nhân viên và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch và các đơn vị tại Hội sở; (iii) Hoàn thiện mô hình hoạt động của kênh phân phối theo hƣớng tập trung nhắm đến các phân đoạn khách hàng mục tiêu trong mảng bán lẻ là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tối ƣu hóa vai trò của chi nhánh và phòng giao dịch trong cụm và vùng để nâng cao năng suất bán hàng; đồng thời củng cố quy trình cấp tín dụng và vận hành phục vụ quy trình này; (iv) Nâng cao năng lực vốn đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng kinh
doanh và yêu cầu về chuẩn mực vốn của Hiệp ƣớc Basel II; (v) Xây dựng và hoàn thiện các khung quản lý rủi ro trong lĩnh vực cấp tín dụng, vận hành, v.v.
b. Nhiệm vụ trọng tâm của ACB – CN Đà Nẵng
Công tác khách hàng là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt: Phát triển khách hàng bán buôn một cách chủ động, có tính hệ thống thông qua việc giữ ổn định và từng bƣớc gia tăng thị phần khách hàng truyền thống; phát triển khách hàng mới là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong các ngành hàng/lĩnh vực có triển vọng tích cực. Chuyển hóa về chất trong phát triển sản phẩm, chuẩn hóa qui trình đối với bán lẻ bằng việc rà soát sản phẩm dịch vụ, ban hành sản phẩm mới, cạnh tranh không chỉ về giá mà còn qua tính năng của sản phẩm cùng với việc đơn giản hóa về thủ tục và quy trình bán. Chú trọng tăng trƣởng mạnh các sản phẩm mũi nhọn nhƣ: Tín dụng thể nhân, ngân hàng điện tử, thẻ...; Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng bán lẻ đồng thời đảm bảo nguồn vốn huy động từ dân cƣ.
Tập trung nguồn lực để thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý DPRR: Tiếp tục chỉ đạo trực tiếp công tác xử lý nợ có vấn đề đối với các phòng giao dịch trên địa bàn Đà Nẵng có nợ quá hạn lớn; hỗ trợ phòng giao dịch theo phƣơng châm đổi mới, kỷ cƣơng để xử lý, thu hồi nợ thông qua việc áp dụng linh hoạt đồng thời các biện pháp thu hồi nợ khác nhau; tại các phòng giao dịch có nợ xấu cao, nghiêm túc triển khai “Đề án ngân hàng tốt, ngân hàng xấu”, đƣa ra các chỉ tiêu cụ thể và đề xuất giải pháp, lộ trình triển khai đến năm 2019; xây dựng phƣơng án xử lý nợ cụ thể đối với từng khoản nợ; phát hiện sớm rủi ro của các khoản nợ, áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ phù hợp.
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và tài trợ thương mại: Nỗ lực duy trì vị trí là một trong những ngân hàng dẫn đầu trên thị trƣờng liên ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng thông qua tham gia tích cực trên thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng để duy trì vai trò nhà tạo lập thị trƣờng; tiếp tục giữ vững vị trí top 05 trên thị trƣờng ngoại hối và thị trƣờng thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Gia tăng thị phần thanh toán quốc tế, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển các khách
hàng ngành xuất nhập khẩu trọng điểm. Chủ động phát triển sản phẩm mới gắn với phƣơng thức thanh toán thị trƣờng.
Tập trung triển khai đúng lộ trình các dự án nâng cao năng lực quản trị đặc biệt là năng lực quản trị RRTD, triển khai sáng kiến trọng yếu: Tiếp tục cơ cấu các phân đoạn khách hàng một cách có chiều sâu. Nhiều chƣơng trình chăm sóc khách hàng đƣợc thiết kế đặc thù nhằm phục vụ các đối tƣợng khách hàng trọng tâm trong mảng bán lẻ. Song song đó, mảng khách hàng doanh nghiệp lớn (MMLC) cũng đƣợc chú trọng phát triển thành nguồn thu phí dịch vụ trọng yếu của ACB Đà Nẵng. Đẩy mạnh triển khai các mảng hoạt động nhƣ Bancassurance và dịch vụ Ngân hàng Ƣu tiên đem lại mức tăng trƣởng tốt, đóng góp đáng kể vào cơ cấu lợi nhuận.
Tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ: ACB Đà Nẵng tiếp tục kiên trì và nhất quán trong việc xây dựng một bảng tổng kết tài sản lành mạnh, có tính thanh khoản và an toàn vốn cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NHNN, và góp phần ổn định thanh khoản chung của toàn hệ thống. Tích cực và chủ động trích lập dự phòng và xử lý rủi ro toàn bộ các khoản cho vay, triệt để xử lý nợ xấu.
Hoàn thiện và triển khai các quy trình quy chế nội bộ: Triển khai có hiệu quả các quy định, quy chế về quản lý cán bộ, bộ tiêu chuẩn đạo đức... từ Hội sở nhằm chuẩn hóa quy trình, tạo động lực làm việc cho toàn thể nhân viên ACB Đà Nẵng.
3.1.2. Định hƣớng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ACB – CN Đà Nẵng theo Basel II trong giai đoạn 2018 - 2020 Đà Nẵng theo Basel II trong giai đoạn 2018 - 2020
a. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phù hợp
Hoàn thiện khung quản lý rủi ro theo chỉ đạo của Hội sở theo chuẩn mực Basel II, cải tiến mạnh mẽ công tác quản trị bảo mật và quản lý rủi ro. Về mặt quản trị bảo mật và quản lý rủi ro, ACB Đà Nẵng tạo ra một môi trƣờng nơi dữ liệu khách hàng đƣợc tạo, tổ chức, kiểm soát và đảm bảo theo cách mà ACB Đà Nẵng không những có thể tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, mà các thông tin còn có thể đƣợc sử dụng để xây dựng trải
nghiệm khách hàng theo cách tối ƣu nhất. Ngoài ra, ACB Đà Nẵng tiếp tục hoàn thiện các quy trình, chính sách và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của NHNN và tiếp cận thông lệ tốt quốc tế. Khung Quản lý rủi ro hoạt động đƣợc ban hành và áp dụng cho toàn hệ thống ACB cùng với việc hình thành Hội đồng Quản lý rủi ro hoạt động đã hỗ trợ công tác quản lý rủi ro tại ACB Đà Nẵng hiệu quả hơn. Về dài hạn, ACB Đà