Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 54 - 56)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB

bảng tổng kết tài sản vững mạnh với khả năng thanh khoản tốt trong toàn hệ thống. Tăng trƣởng về quy mô của ACB đặc biệt ấn tƣợng trong bối cảnh kể từ năm 2012, ACB không cần phải tăng vốn từ cổ đông, vẫn tiếp tục chi trả cổ tức hàng năm, hơn nữa mua lại thành công 665 tỷ đồng cổ phiếu quỹ, đồng thời xử lý dứt điểm toàn bộ các tài sản tồn đọng. Cơ cấu tài sản tiếp tục đƣợc cấu trúc theo hƣớng gia tăng tỷ trọng tài sản sinh lời trong quy mô tổng tài sản (TTS), đạt đến 95% TTS vào cuối năm 2017, trong đó riêng nợ nhóm 1 chiếm đến khoảng 70% TTS, các tài sản không sinh lời và nợ xấu chiếm chƣa tới 5% TTS, đảm bảo tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Hình 2.2. Biểu đồ cấu trúc tài sản ACB 2017

Năm 2017 là năm ACB giải quyết triệt để toàn bộ các khoản nợ xấu tồn đọng, cũng nhƣ các tài sản xấu không sinh lời bằng cách thu hồi và trích lập dự phòng nhằm nâng cao chất lƣợng tài sản. Đến cuối năm, tổng số nợ xấu của ACB giảm còn 1.390 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 0,70% tổng dƣ nợ, tiếp tục giảm sâu thêm 2% nợ xấu về giá trị tuyệt đối, giảm 0,17% về tỷ lệ, thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu chuẩn dƣới 3% của toàn ngành và là ngân hàng duy nhất có tỷ lệ nợ xấu dƣới 1%. Đặc biệt ACB đã tất toán toàn bộ danh mục trái phiếu VAMC bằng cả hai phƣơng pháp tích cực thu hồi nợ và đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng. Tỷ lệ dự phòng/tổng nợ xấu qua đó cũng liên tục đƣợc cải thiện và tiếp tục phá mức kỷ lục của năm 2016, đạt mức 133%. Để đạt đƣợc kết quả này, Ban điều hành, Ủy ban Tín dụng và Ủy ban Quản lý rủi ro

và Phòng Quản lý nợ của ACB đã liên tục điều chỉnh, cập nhật kịp thời các định hƣớng chính sách trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, và theo dõi sát sao toàn bộ quá trình xử lý và tố tụng các hồ sơ nợ xấu nhằm mục tiêu đảm bảo ACB luôn có biện pháp ứng xử đúng đắn, kịp thời đối với những rủi ro phát sinh trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 54 - 56)