Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 56 - 60)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng

Có thể nói, rủi ro tín dụng là loại rủi ro thƣờng xuyên xảy ra nhất và ảnh hƣởng lớn nhất tới thu nhập của ngân hàng. Nếu quản trị tốt rủi ro tín dụng thì ngân hàng có thể hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động kiểm soát tốt rủi ro tín dụng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng giảm đƣợc các tổn thất không đáng có xảy ra và sẽ giúp cho ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về tín dụng với ngân hàng khác. Để đánh giá rủi ro tín dụng, các ngân hàng thƣờng sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD trong đó tỷ lệ nợ xấu đƣợc sử dụng chủ yếu:

Bảng 2.2: Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng của ACB Đà Nẵng giai đoạn 2014-2017 (ĐVT: triệu đồng) Năm 2014 2015 2016 2017 Tổng dƣ nợ 2,574,647 2,886,522 3,084,955 3,831,646 Nợ quá hạn 26,396 24,857 23,646 15,746 Nợ xấu 23,736 21,374 20,389 9,221 Dự phòng RRTD 24,656 26,546 27,325 14,630 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD 0.96% 0.92% 0.89% 0.38% Tỷ lệ nợ quá hạn 1.03% 0.86% 0.77% 0.41% Tỷ lệ nợ xấu 0.92% 0.74% 0.66% 0.24%

Trong điều kiện tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc có nhiều diễn biến phức tạp, do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong và ngoài nƣớc, nên hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhƣng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên cũng nhƣ sự điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo ACB Đà Nẵng, cùng với cơ sở nguồn vốn huy động ổn định và phát triển liên tục nhƣ trên, ACB Đà Nẵng đã mở rộng hoạt động tín dụng, dƣ nợ tín dụng

tăng dần theo các năm.

Hình 2.3. Biểu đồ tổng dƣ nợ và nợ quá hạn tại ACB Đà Nẵng giai đoạn 2014-2017

Các năm gần đây hoạt động tín dụng của ACB Đà Nẵng đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Cụ thể: Tổng dƣ nợ năm 2017 đạt 3.831.646 triệu đồng, tăng #24,21% so với năm 2016 (3.084.955 triệu đồng), tăng #32,73% so với năm 2015 (2.886.522 triệu đồng).

Giai đoạn 2014-2017 cũng là giai đoạn kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn tốt của ACB Đà Nẵng, nợ quá hạn của ACB Đà Nẵng ở mức lần lƣợt là 26.396 triệu đồng, 24.857 triệu đồng, 23.646 triệu đồng và 15.746 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn đạt lần lƣợt 1,03%; 0,86%, 0,77% và 0,41% giảm dần qua các năm.

2.2.3. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng

ACB áp dụng mô hình quản lý rủi ro tập trung, theo đó:

Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

Tại ACB Đà Nẵng: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi, …).

Với mô hình này, chi nhánh và các phòng giao đƣợc xem nhƣ các kênh phân phối chịu trách nhiệm phát triển doanh số, đảm bảo lợi nhuận kinh doanh đƣợc Tổng giám đốc giao hàng năm, các phòng ban Hội sở hỗ trợ tác nghiệp cho chi nhánh đƣợc quản lý theo ngành dọc và chịu chỉ đạo trực tiếp từ Hội sở.

Hiện nay, dựa trên thông tin trực tuyến, ACB xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, kết nối trực tuyến từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch. Đây là mô hình quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng. Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc và Khối quản lý rủi ro sẽ là bộ phận ban hành các chính sách tín dụng và quản lý rủi ro. Hội đồng quản trị điều hành những việc chủ chốt, còn Ban tổng giám đốc điều hành thừa hành sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó mỗi cấp quản lý có chức năng riêng trong công tác quản lý rủi ro. Tại Hội sở: hoạt động quản lý rủi ro của ACB sẽ tập trung vào Khối quản lý rủi ro mà đặc biệt là Ban chính sách & quản lý tín dụng. Các phòng ban có nhiệm vụ QLRR tại Hội sở chịu trách nhiệm tham mƣu cho Ban tổng giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến QLRR: Bao gồm soạn thảo các văn bản hƣớng dẫn các quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với các tình huống thị trƣờng, giám sát và đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong ngân hàng và nói riêng đối với từng chi nhánh, phòng giao dịch đồng thời đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình.

Hình 2.4: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng

CHI NHÁNH

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG THẨM ĐỊNH TÀI SẢN PHÒNG QUẢN LÝ NỢ

BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO

HỘI ĐỒNG XỬ LÝ RỦI RO PHÒNG PHÁP CHẾ KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO

BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH TÀI SẢN BỘ PHẬN PHÁP LÝ CHỨNG TỪ BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ BỘ PHẬN QUẢN LÝ NỢ KHỐI VẬN HÀNH TRUNG TÂM PHÁP LÝ CHỨNG TỪ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 56 - 60)