Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 75 - 78)

6. Tổng quan tài liệu

2.3.2. Những hạn chế

- Về tỷ lệ an toàn vốn

Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn của ACB qua các năm vẫn đạt yêu của theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ của ACB còn khiêm tốn nếu so các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc; mức vốn này sẽ trở nên nhỏ đi tƣơng đối nếu so với một số ngân hàng thƣơng mại cổ phần đang ráo riết tăng cƣờng năng lực tài chính; trong khi đó ngày càng có nhiều ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài mạnh về vốn gia nhập thị trƣờng.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì sức mạnh về vốn của ACB chƣa theo kịp với đà tăng trƣởng của chính mình, bên cạnh đó đảm bảo cho việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xác định các chỉ số an toàn tài chính đƣợc quy định chặt chẽ hơn, tiến đến phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để ACB nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khi tăng trƣởng tài sản có, và cải thiện định mức tín nhiệm.

- Công nghệ thông tin chƣa đáp ứng yêu cầu

Để ứng dụng đƣợc các phƣơng pháp Basel II nhƣ phƣơng pháp chuẩn, phƣơng pháp IRB cơ bản, các ngân hàng phải tính xây dựng đƣợc hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ, xác suất vỡ nợ (PD), thiệt hại do vỡ nợ (LGD) dựa trên các đặc điểm về điều kiện tài chính, tài sản đảm bảo, năng lực hoạt động. Còn đối với phƣơng pháp IRB nâng cao thì ngoài hai yếu tố này ra, các ngân hàng còn cần ƣớc tính đƣợc giá trị đáo hạn hiệu dụng M, và giá trị hoạt động khi vỡ nợ EAD.

Những thông tin này chỉ có thể tận dụng cùng với dữ liệu quá khứ (duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay của mình theo đặc điểm, các xếp hạng, quy trình quản lý, hạn mức tín nhiệm, các ngân hàng phải duy trì thông tin về xếp hạng tín nhiệm trong lịch sử của khách hàng bao gồm điểm số, ngày xếp hạng phƣơng pháp xếp hạng và các thông tin quan trọng đƣợc sử dụng cho việc xếp hạng, ngƣời chịu trách nhiệm xếp hạng. Việc xác định ngƣời vay và các công cụ đã vỡ nợ, tần suất xuất hiện và chu kỳ xuất hiện của những kiểu vỡ nợ giống nhau cũng cần đƣợc duy trì trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng…) để ƣớc tính yêu cầu vốn cho các khoản vay đặc biệt và toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng.

Mặc dù mỗi ngân hàng đã có hệ thống QTRR tín dụng riêng cho mình nhƣng để điều chỉnh cho phù hợp với phƣơng pháp quản trị rủi ro hiện đại của Basel II thì có rất ít ngân hàng lớn trên thế giới đủ khả năng làm đƣợc điều này, đó là một bài toán khó cả về chi phí thực hiện lẫn hệ thống thông tin hỗ trợ và năng lực quản trị của các ngân hàng. Yêu cầu về cơ sở dữ liệu của Hiệp ƣớc Basel II đã vƣợt quá khả năng của rất nhiều ngân hàng. Đạt đƣợc những tiêu chuẩn khắt khe này là một việc làm hoàn toàn không dễ đối với ACB cũng nhƣ các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Đây là những thách thức cho ACB trong việc mở rộng và kiểm soát hoạt động của mình trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tƣơng xứng. Chính vì vậy ACB cần phải xây dựng và củng cố thêm hệ thống công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện và tiếp cận hơn với yêu cầu của thông lệ quốc tế,

không cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng hoạt động trong điều kiện môi trƣờng thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nợ xấu cho ngân hàng.

- Về công tác kiểm tra giám sát nội bộ

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của ngƣời kiểm tra viên, do việc kiểm tra đƣợc thực hiện thƣờng xuyên song song với công việc kinh doanh. Kiểm tra nội bộ cần đƣợc xem nhƣ hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thƣờng trực trên con đƣờng đi tới. Trong thời gian trƣớc đây, công việc kiểm tra nội bộ của ACB hầu nhƣ chỉ tồn tại trên hình thức. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hiện nay tại ACB, tuy có chú trọng hơn, nhƣng bộ máy tổ chức chƣa thực sự hoàn chỉnh, trình độ nghiệp vụ của nhân viên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, vả lại thiếu tính độc lập trong công tác kiểm tra, giám sát của bộ phận hết sức quan trọng này tại chi nhánh/phòng giao dịch.

Bên cạnh đó việc tập trung nhiều cho việc thẩm định trƣớc khi cho vay, lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay cũng gây rủi ro cao cho hệ thống. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đƣợc hoàn trả: theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung và theo dõi hoạt động của khách hàng nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng nhằm tìm ra những cơ hội mới và mở rộng kinh doanh.

Trong thời gian qua ACB chƣa thực hiện tốt công tác này mặc dù ACB đã có quy trình hiệu quả nhằm kiểm tra giam sát sau cho vay. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng (cho khách hàng ký trƣớc biên bản kiểm tra hoặc chỉ để đối phó với kiểm toán, thanh tra), một phần do hệ thống thông tin quản lý tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp đƣợc kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ACB yêu cầu. Tuy tại ACB

có một số hệ thống theo dõi nhƣ DNA, CLMS, hệ thống theo dõi thu nợ đang đƣợc triển khai xây dựng nên trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bộ phận quản lý nợ tập trung mới thành lập, chƣa hoàn chỉnh nên hoạt động cũng chƣa thực sự hiệu quả.

- Về nguồn nhân lực

Một trong những khó khăn khi xem xét việc ứng dụng Basel II vào công tác QTRR đó chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Đây là vấn đề chung đối với tất cả các NHTM và kể cả đối với cơ quan giám sát nhƣ NHNN. Thông qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II trong chƣơng I, có thể thấy rằng để nắm vững và vận dụng đƣợc các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức toán học và kiến thức quản trị. Ngoài ra các kỹ năng phân tích, dự báo cũng là những kỹ năng không thể thiếu. Đây thực sự là những yêu cầu cao đối với các chuyên gia ngân hàng Việt Nam tại thời điểm này.

Với tốc độ tăng trƣởng tín dụng khá mạnh tại ACB trong thời gian vừa qua, để đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân sự, công tác tuyển dụng của ACB có phần nới lỏng về chất lƣợng so với những năm trƣớc. Từ đó, trình độ nghiệp vụ của nhân viên cũng có phần giảm sút. Việc thăng tiến quá nhanh của nhân viên, trong khi công tác đào tạo chƣa đáp ứng kịp thời cũng gây nên những “lỗ hổng” về kiến thức cho những nhân viên này, dẫn đến việc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong quá trình cấp tín dụng nói riêng và trong hoạt động NH nói chung.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 75 - 78)