6. Tổng quan tài liệu
3.2.6. Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn
chuẩn của Hiệp ƣớc Basel II
Nhìn chung, trong thời gian qua ACB Đà Nẵng đã chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng một cách nghiêm túc trong quá trình kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, về phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tín dụng cũng nhƣ cách thức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng vẫn chƣa đạt tiêu chuẩn của Hiệp ƣớc Basel II, nguyên nhân phụ thuộc vào sự nhận thức về chiến lƣợc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của ACB Đà Nẵng. Vì vậy, để trong tƣơng lai gần nhất ACB Đà Nẵng có thể xây dựng đƣợc hệ thống quản trị rủi ro nói chung phù hợp với các tiêu chuẩn của Basel II thì ACB Đà Nẵng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Song song với những giải pháp nhằm giải quyết các khoản nợ xấu từ hoạt động cho vay trong quá khứ, ACB Đà Nẵng nên nhanh chóng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến theo các chuẩn mực của ngân hàng quốc tế, nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng trong tƣơng lai, thay vì phải giải quyết những việc đã rồi nhƣ thời gian vừa qua. Xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế luôn đòi hỏi ACB Đà Nẵng cũng nhƣ ACB và các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu về quản trị theo chuẩn mực quốc tế nhằm mở ra các cơ hội để ngành ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực quốc tế về quản trị trong kinh doanh ngân hàng. Thực tế hiện nay đã cho thấy, hiệp ƣớc Basel II là một thƣớc đo chung để quản trị rủi ro mà các NHTM Việt Nam cần nghiêm túc nhận thức, xây dựng và thực hiện. Một ngân hàng tuân thủ hiệp ƣớc Basel II đồng nghĩa với việc có một hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến, hiện đại, đảm bảo thực hiện chuẩn mực tối thiểu để đánh giá rủi ro ngân hàng phải đối mặt, đảm bảo đủ vốn, tăng hiệu quả hoạt động cho từng NHTM và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- ACB Đà Nẵng cần chủ động giải quyết các vấn đề rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay không chỉ đơn giản dừng lại ở tƣ duy là hạn chế tổn thất, giảm thiểu chi phí thực hiện cho chính bản thân mình mà phải nhằm mục đích chủ động cảnh báo rủi ro cho cả hệ thống NHTM Việt Nam và phải hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng là có tính liên thông, bắc cầu với nhau và với các lĩnh vực khác trong toàn bộ nền kinh tế nhằm xây dựng hệ thống NHTM Việt Nam vững mạnh, cạnh tranh và hội nhập quốc tế một cách thông suốt.
- ACB Đà Nẵng cần thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng. Quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng đòi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác trong khi quản trị rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát toàn diện để giám sát toàn bộ thành phần và chất lƣợng danh mục tín dụng. ACB Đà Nẵng nói riêng và ACB nói chung cũng cần phải có hệ thống giám sát chất lƣợng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Việc giám sát chất lƣợng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng có đƣợc cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng, từ đó, dễ dàng nhận biết đƣợc rủi ro đầu tƣ tập trung vào những hạng mục (khách hàng, khu vực, ngành nghề...), trên cơ sở đó, có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tƣ quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro.
Nhƣ xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hành sổ tay tín dụng, trong đó quy định chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lƣợc tăng trƣởng tín dụng phân theo đối tƣợng khách hàng, khu vực, ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá và phân loại khách hàng, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.
- ACB Đà Nẵng nói riêng và ACB nói chung cần phải nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lƣờng rủi ro mới. Thiết lập và tách bạch các nhóm nghiệp vụ nhƣ: Quản lý rủi ro; Quản lý tín dụng; Quản lý tài sản Nợ/Có, Quản lý Tài chính - Kế toán; Quản lý nhân lực; Quản lý thanh toán; Quản lý công nghệ; Quản lý chiến lƣợc kinh doanh & Marketing; Hệ thống thông tin quản lý nội bộ. Thành lập Ban/Hội đồng quản lý tài sản Nợ/Có và phát triển hệ thống kiểm tra trực thuộc Ban điều hành. Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ đƣợc thực hiện giữa các ngân hàng thƣơng mại với Ngân hàng Nhà nƣớc mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ ngân hàng thƣơng mại.
- Bên cạnh đó, để tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng thì ACB Đà Nẵng cũng cần phải hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hƣớng cơ bản sau: nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng mình, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các "điểm" nhạy cảm; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lƣợng quản lý rủi ro trong nội bộ ngân hàng; nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro; xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nƣớc ngoài.