Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 60 - 69)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.4. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng

- Nhận diện rủi ro tín dụng

Để nhận biết rủi ro tín dụng, ACB đã thiết lập các Phòng/Ban và các bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng. Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ chính Ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, Ban chính sách & quản lý tín dụng có trách nhiệm thƣờng xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng (tăng trưởng tín dụng, lĩnh vực tín dụng, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng…), năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quản trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng trƣớc, trong và sau khi cho vay đối với khách hàng.

Quá trình nhận biết rủi ro tín dụng đƣợc mô tả qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Cán bộ quan hệ khách hàng sau khi hƣớng dẫn và tƣ vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng đó. Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã đƣợc ngân hàng lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc thẩm định tín dụng sau này. Các thông tin và tài liệu cung cấp nhƣ thông tin cơ bản về khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ sẽ đƣợc cán bộ tín dụng của ACB sử dụng nhiều kênh khác nhau để kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ.

Tiếp theo, cán bộ tín dụng của ACB tiếp tục tiến hành thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tƣơng lai có liên quan đến khoản tín dụng mà khách hàng đang xin vay. ACB đã đƣa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá tài sản đảm bảo và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin cấp tín dụng một cách hiệu quả. Căn cứ trên kết quả của việc xếp hạng tín dụng khách

hàng cùng toàn bộ hồ sơ xin cấp tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng.

- Giai đoạn 2: Trình hồ sơ cấp tín dụng cho cấp thẩm quyền phê duyệt Sau khi nhận đƣợc tờ trình thẩm định do cán bộ quan hệ khách hàng trình, cấp lãnh đạo sẽ kiểm tra, rà soát thông tin trên tờ trình thẩm định một lần nữa. Để có thể tái thẩm định đƣợc hồ sơ, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp sẽ rà soát lại sự đầy đủ hợp lệ và hợp pháp của tất cả các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, các thông tin khác phục vụ việc nhận định kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thực hiện cũng đƣợc các cấp lãnh đạo xem xét lại để đảm bảo không xảy ra sơ suất. Đồng thời, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp đó sẽ căn cứ vào hồ sơ xin cấp tín dụng để đề xuất giới hạn tín dụng có thể cấp cho khách hàng đã đƣợc cán bộ trình là đủ điều kiện vay vốn. Giới hạn tín dụng có thể cấp cho khách hàng sẽ căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu là thẩm quyền của phòng, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, và nhu cầu vay vốn đã nêu trong hồ sơ xin cấp tín dụng. Sau khi cán bộ tín dụng đã thực hiện đủ các công việc cần thiết, cấp lãnh đạo trực tiếp sẽ đƣa ra kết luận về việc cấp giới hạn tín dụng đối với khách hàng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Giai đoạn 3: Quản lý và giải ngân

Căn cứ trên tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng, đề xuất giới hạn tín dụng của cấp lãnh đạo phòng khách hàng hoặc chi nhánh, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin cấp tín dụng cùng với giới hạn tín dụng (trong trƣờng hợp chấp nhận) sẽ chính thức đƣa ra.

Quá trình giải ngân đƣợc bắt đầu khi ACB và khách hàng ký kết hợp đồng cho vay. Nguyên tắc cơ bản của ACB trong giải ngân là không bao giờ đƣợc giải ngân trƣớc khi hợp đồng cho vay đƣợc ký kết và các điều kiện cần phải khác nhƣ về tài sản đảm bảo đƣợc đáp ứng. Việc giải ngân bắt buộc phải có sự phê duyệt của các cấp thẩm quyền. Đối với một số hợp đồng tín dụng, do thời gian dài hoặc do giá trị khoản vay quá lớn hoặc do thỏa thuận giữa hai bên mà khoản tín dụng đã đƣợc phê duyệt có thể không đƣợc giải ngân một lần mà

đƣợc giải ngân thành nhiều lần khác nhau. Trong trƣờng hợp đó, nguyên tắc quản lý rủi ro là cần phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thƣờng. Những dấu hiệu bất thƣờng này có thể là việc khách hàng rút ra một lƣợng tiền lớn bất thƣờng hoặc rút tiền liên tục, các khoản nợ khác ngoài khoản tín dụng đang đƣợc giải ngân có dấu hiệu khó đòi, những khó khăn về nhân sự hoặc biến động lớn theo hƣớng bất lợi của ngành kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động.

- Đo lƣờng rủi ro tín dụng: Áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

(Scoring).

+ Scoring xét duyệt: Đây là bƣớc bắt buộc trong quá trình xử lý hồ sơ tín dụng. Kết quả chấm điểm Scoring xét duyệt sẽ kèm theo tờ trình cấp tín dụng để trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

+ Scoring phân loại nợ: Định kỳ hàng quý, nhân viên quản lý khách hàng sẽ cập nhật thông tin khách hàng để chấm điểm phân loại nợ đối với khách hàng mình quản lý, kết quả chấm điểm sẽ đƣợc hội sở tổng hợp và gửi về Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

Nhận thức vai trò của Basel II trong QTRR, ACB tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ nhằm đáp ứng nhu cầu: đánh giá, giám sát và ra quyết định cho vay đối với khách hàng cho mục đích ra quyết định cho vay, thu hồi vốn và đảm bảo lợi nhuận. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc xây dựng cho ACB bao gồm các thành phần sau:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho Doanh nghiệp phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính và định lƣợng trong 2 phần: tài chính và phi tài chính.

Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phƣơng pháp định lƣợng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ, Nhóm chỉ tiêu thu nhập

phƣơng pháp định lƣợng, bao gồm các nhóm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho hộ kinh doanh

Việc xếp loại rủi ro của cơ sở kinh doanh dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu thông tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh; Nhóm chỉ tiêu thông tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh; và một trong hai nhóm chỉ tiêu sau: Nhóm chỉ tiêu về phƣơng án kinh doanh (cho cá nhân kinh doanh vay vốn cho mục đích bổ sung vốn lƣu động); hoặc Nhóm chỉ tiêu về phƣơng án đầu tƣ (cho cá nhân kinh doanh vay vốn cho mục đích đầu tƣ trung dài hạn).

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân

Việc đánh giá sẽ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng. Xem xét 2 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu về nhân thân; và Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ. Trong đó nhóm chỉ tiêu về nhân thân chiếm tỉ trọng 40% và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ chiếm tỉ trọng 60% trong tổng điểm xếp loại rủi ro.

Quy trình chấm điểm tín dụng tại ACB nhƣ sau:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (đem lại doanh thu trên 50% trong 3 năm liên tục). Trƣờng hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhƣng không có ngành nào có doanh thu trên 50%, ACB sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tƣơng lai.

Bước 2: Xác định quy mô Doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm nhƣ: Vốn chủ sở hữu; Số lƣợng lao động bình quân; Doanh thu thuần; Tổng tài sản

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu Doanh nghiệp.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính: Khả năng trả nợ, Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của Doanh nghiệp.

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng

Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu đƣợc đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô của Doanh nghiệp. Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lƣợng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng dƣới đây:

Bảng 2.3: Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB Đà Nẵng

Tổng số điểm

Xếp hạng Phân loại nợ

Từ Đến

90 100 AAA Đủ tiêu chuẩn

80 90 AA Đủ tiêu chuẩn

75 80 A Đủ tiêu chuẩn

70 75 BBB Cần chú ý

65 70 BB Cần chú ý

60 65 B Cần chú ý

56 60 CCC Dƣới tiêu chuẩn

53 56 CC Dƣới tiêu chuẩn

45 53 C Nghi ngờ

20 45 D Có khả năng mất vốn

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu) Nhƣ vậy việc xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ của ACB, giúp xác định đƣợc đối tƣợng khách hàng và mức độ rủi ro của từng đối tƣợng khi tiến hành cho vay, phù hợp với các quy định của Basel II về việc xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ, tuy nhiên đây là hình thức áp dụng mang tính “nội bộ”

dựa trên phân tích theo chủ quan của ACB nên vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, đây là bƣớc đầu đáng khích lệ trong việc chuẩn bị áp dụng các thông lệ quốc tế vào ACB.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng

Bảng 2.4: Nội dung kiểm soát RRTD tại ACB Đà Nẵng

Giai đoạn thẩm định tín dụng: Hoạt động cấp tín dụng trong toàn hệ thống ACB đƣợc thực hiện theo Định hƣớng chính sách và tín dụng ban hành theo từng thời kỳ. Theo các văn bản này, các Chi nhánh trên cơ sở khả năng chấp nhận rủi ro đã có qui định cụ thể về điều kiện tín dụng, thời hạn, lãi suất, các giới hạn tín dụng và đảm bảo tín dụng đối với từng sản phẩm tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể. Nhân viên quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ tín dụng của Khách hàng có trách nhiệm thẩm định để sàng lọc, lựa chọn các khách hàng phù hợp với chính sách tín dụng của ACB. Kết quả thẩm định đƣợc báo cáo lên Trƣởng phòng tín dụng tại chi nhánh. Báo cáo thẩm định nhân viên quan hệ khách hàng phải trình bày rõ kết quả thẩm định và đề xuất cho vay/không cho vay. Trƣởng phòng tín dụng kiểm tra báo cáo, cho ý kiến về việc cho vay/ không cho vay và trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Trong những trƣờng hợp nhất định, để kiểm soát RRTD, Giám đốc Chi nhánh có thể yêu cầu khoản vay đƣợc tái thẩm định trƣớc khi phê duyệt.

Kiểm soát giai đoạn thẩm định tín dụng Sàng lọc, lựa chọn khách hàng theo điều kiện, tiêu chuẩn, giới hạn đã xác định

Kiểm soát giai đoạn phê duyệt tín

dụng

Giới hạn quyền phê

duyệt tín dụng

Kiểm soát giai đoạn giải ngân

Đảm bảo tuân thủ quy trình, thủ tục giải ngân

Kiểm soát giai đoạn giám sát nợ và thu nợ Xử lý rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình giám sát và thu nợ

Việc thẩm định tín dụng tại ACB còn nhiều bất cập, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng trong nhiều trƣờng hợp sử dụng các báo cáo tài chính chƣa đƣợc kiểm toán song nhân viên quan hệ khách hàng không đối chiếu với các báo cáo khác có độ tin cậy hơn nhƣ báo cáo của cơ quan thuế, cơ quan thanh tra… Trong khi đó việc khách hàng cung cấp thông tin thiếu trung thực còn nhiều, nhận thức về quản trị RRTD của nhân viên quan hệ khách hàng còn nhiều bất cập. Có thể thấy, thất thoát vốn, nợ xấu đặc biệt là nợ xấu không thể thu hồi phát sinh và gia tăng có nguyên nhân từ khâu này.

Giai đoạn phê duyệt tín dụng: để có thể kiểm soát RRTD, đặc biệt là những khoản vay có qui mô lớn, thời hạn dài, nguy cơ RRTD cao, ACB đã có qui định cụ thể về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Theo đó thẩm quyền phê duyệt tín dụng trong hệ thống ACB bao gồm: Giám đốc phòng giao dịch, giám đốc chi nhánh, ban tín dụng chi nhánh, trung tâm phê duyệt tập trung, ban tín dụng Hội sở, hội đồng tín dụng. Đối với Giám đốc phòng giao dịch, Giám đốc Chi nhánh quyền phán quyết căn cứ vào hạng của khách hàng vay, qui mô dƣ nợ của Chi nhánh (phòng giao dịch) năm liền kề trƣớc đó, chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh (phòng giao dịch) năm liền kề trƣớc đó và qui mô khoản vay. Trong đó quyền phán quyết cao nhất của Giám đốc phòng giao dịch không vƣợt quá 500 triệu đồng/ khách hàng. Giám đốc chi nhánh là 02 tỷ đồng/ khách hàng. Tùy từng hồ sơ khác nhau, về tổng mức cấp tín dụng, tài sản đảm bảo… mà trình hồ sơ cho từng cấp phê duyệt đúng thẩm quyền.

Giai đoạn giải ngân: ACB ban hành qui trình, thủ tục giải ngân nhằm đảm bảo việc giải ngân thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình giải ngân.

Mỗi lần giải ngân khách hàng phải xuất trình chứng từ giải ngân là các chứng từ về mục đích sử dụng vốn vay. Nhân viên quan hệ khách hàng hoàn thiện bộ chứng từ giải ngân và trình lên Trƣởng phòng tín dụng.

Trƣởng phòng tín dụng kiểm tra các điều kiện và các chứng từ giải ngân sau đó cho ý kiến của mình: đồng ý, yêu cầu bổ sung chứng từ hoặc từ chối (nếu từ chối phải nêu lý do từ chối). Sau đó trình lên Lãnh đạo ngân hàng ký

duyệt. Nhƣ vậy với yêu cầu tuân thủ qui trình, thủ tục giải ngân, tại các Chi nhánh của ACB có thể kiểm soát đƣợc việc giải ngân của khách hàng, đảm bảo tuân thủ hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Giai đoạn giám sát và thu nợ: Giai đoạn này trên cơ sở kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo, trong trƣờng hợp phát hiện rủi ro, nhân viên quan hệ khách hàng phải báo cáo lãnh đạo chi nhánh để có phƣơng án xử lý, nhằm kiểm soát RRTD trong giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 60 - 69)