Định hƣớng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ACB – CN Đà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 85 - 89)

6. Tổng quan tài liệu

3.1.2. Định hƣớng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ACB – CN Đà

Đà Nẵng theo Basel II trong giai đoạn 2018 - 2020

a. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phù hợp

Hoàn thiện khung quản lý rủi ro theo chỉ đạo của Hội sở theo chuẩn mực Basel II, cải tiến mạnh mẽ công tác quản trị bảo mật và quản lý rủi ro. Về mặt quản trị bảo mật và quản lý rủi ro, ACB Đà Nẵng tạo ra một môi trƣờng nơi dữ liệu khách hàng đƣợc tạo, tổ chức, kiểm soát và đảm bảo theo cách mà ACB Đà Nẵng không những có thể tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, mà các thông tin còn có thể đƣợc sử dụng để xây dựng trải

nghiệm khách hàng theo cách tối ƣu nhất. Ngoài ra, ACB Đà Nẵng tiếp tục hoàn thiện các quy trình, chính sách và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của NHNN và tiếp cận thông lệ tốt quốc tế. Khung Quản lý rủi ro hoạt động đƣợc ban hành và áp dụng cho toàn hệ thống ACB cùng với việc hình thành Hội đồng Quản lý rủi ro hoạt động đã hỗ trợ công tác quản lý rủi ro tại ACB Đà Nẵng hiệu quả hơn. Về dài hạn, ACB Đà Nẵng đang triển khai lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn về vốn quy định tại Thỏa ƣớc Basel II theo hƣớng dẫn của Hội sở và NHNN. Đây là quy trình xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro theo sát định hƣớng của NHNN và đáp ứng đƣợc tính linh hoạt và thiết thực trong quá trình xây dựng, áp dụng chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro nói chung trong hoạt động của ngân hàng.

Chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng của ACB Đà Nẵng hiện nay bao gồm các nội dung sau:

- Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức thanh toán tƣơng ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc đối với mỗi khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực, ngành nghề. Giám sát dƣ nợ liên quan đến các hạn mức đã cấp.

- Thiết lập quy trình soát xét chất lƣợng tín dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính, định lƣợng.

- Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng đƣợc thiết lập thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng, trong đó mỗi loại khách hàng sẽ đƣợc xếp loại ở một mức độ rủi ro khác nhau. Hệ thống xếp hạng tín dụng phải đƣợc kiến nghị Hội sở sửa đổi, cập nhật lại thƣờng xuyên.

b. Xây dựng quy trình hoạt động ngân hàng hợp lý

Quy trình hoạt động của ACB Đà Nẵng đƣợc xây dựng đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản lý chung cũng nhƣ quản trị rủi ro của Hội sở. Trong đó, đặc biệt đƣa ra các quy định, quy trình làm việc, biểu mẫu công việc bao gồm:

 Về cơ cấu tổ chức:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận có chức năng quản lý rủi ro. Xây dựng quy trình, thực hiện và kiểm tra các phƣơng pháp giảm thiểu và kiểm soát rủi ro đối với các rủi ro trọng yếu.

- Cơ chế báo cáo rủi ro, các mẫu biểu báo cáo rủi ro, bao gồm cả các trƣờng hợp đột xuất khi có những diễn biến, sự việc bất thƣờng xảy ra. Quy trình giám sát việc tuân thủ các hạn chế, giới hạn và tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định của Hội sở và NHNN. Quy trình đảm bảo sự phù hợp giữa hệ thống quản lý rủi ro với kế hoạch kinh doanh.

- Đội ngũ nhân sự đƣợc đào tạo và bổ sung phù hợp với kế hoạch, định hƣớng phát triển của ngân hàng trong tƣơng lai. Nội dung đào tạo sát với thực tế hoạt động và các quy định, quy trình trong hoạt động của ngân hàng.

 Về cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ hoạt động quản trị rủi ro:

Một trong những yêu cầu quan trọng để đáp ứng hoạt động quản trị rủi ro là hạ tầng công nghệ và trang thiết bị phục vụ hoạt động của nhân viên phụ trách quản lý. Điểm đặc biệt là cần xây dựng hệ thống thông tin công khai, minh bạch giữa các phòng ban, bộ phận, đảm bảo khả năng kiểm tra giám sát hiệu quả. Do đó, hệ thống thông tin hiện đại, hệ thống kiểm soát nội bộ tiên tiến chính là mục tiêu xây dựng của ACB Đà Nẵng trong thời gian tới.

Cụ thể, trong gian đoạn 2018-2020, ACB Đà Nẵng sẽ từng bƣớc thay thể hệ thống công nghệ quản lý, áp dụng và sửa đổi hệ thống quản lý mới để phù hợp nhất với nghiệp vụ và công tác quản lý tại ngân hàng. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, máy tính, thiết bị văn phòng cho toàn bộ hệ thống phòng ban, phòng giao dịch trên địa bàn Đà Nẵng, đảm bảo phục vụ yêu cầu làm việc của nhân viên ngân hàng. Với những cơ sở vật chất này, công tác quản trị rủi ro cũng trở nên thuận lợi hơn khi toàn bộ hoạt động của hệ thống đều đƣợc giám sát một cách chặt chẽ, đồng bộ.

c. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động ngân hàng.

các phiên họp Ban kiểm soát; tham dự các phiên họp Hội đồng quản trị và phối hợp hoạt động của Ban kiểm soát với Hội đồng quản trị, Ban điều hành trong các lĩnh vực giám sát hoạt động hệ thống; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; thẩm định báo cáo tài chính của ngân hàng và hợp nhất với các công ty con. Ban kiểm soát tham dự tất cả các phiên họp của Hội đồng quản trị, tham gia ý kiến về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, giám sát việc thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc liên quan đến (1) tỷ lệ an toàn vốn; (2) xử lý nợ xấu; (3) tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng; (4) thực hiện các kiến nghị của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng. Ngoài ra Ban kiểm soát còn giám sát các hoạt động kinh doanh chủ yếu nhƣ huy động vốn, sử dụng vốn, trạng thái ngoại hối, chất lƣợng tín dụng, chi phí điều hành, kết quả kinh doanh, v.v.

Trong việc giám sát hoạt động hệ thống, Ban kiểm soát sử dụng bộ máy kiểm toán nội bộ thực hiện công tác kiểm toán theo kế hoạch và đột xuất theo yêu cầu. Đối tƣợng kiểm toán là các chi nhánh và phòng giao dịch, các đơn vị thuộc Hội sở, công ty trực thuộc, các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng. Công tác kiểm toán nội bộ thực hiện theo định hƣớng rủi ro; chú trọng việc đánh giá một cách độc lập đối với hệ thống kiểm tra kiểm soát của Ngân hàng, đánh giá sự phù hợp và tuân thủ các quy định của NHNN và Ngân hàng Á Châu. Thông qua công tác kiểm toán, Ban kiểm soát có các kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ; chấn chỉnh các sai sót, các vi phạm; cảnh báo rủi ro có liên quan đến sản phẩm và quy trình nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng; đề xuất bổ sung, cập nhật, chỉnh sửa các quy định nội bộ phù hợp với quy định của NHNN. Việc giám sát chi phí điều hành đƣợc thực hiện thông qua kiểm tra việc chấp hành và tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ của ngân hàng, kiểm tra việc thực hiện chi phí với kế hoạch chi phí đƣợc phê duyệt. Ban kiểm soát thẩm tra báo cáo tài chính của ngân hàng và báo cáo tài chính hợp nhất với các công ty con 6 tháng đầu năm và cả năm trình Đại hội đồng cổ đông.

thực hiện kiểm toán giám sát từ xa tất cả các đơn vị trên toàn hệ thống theo các tiêu chí giám sát đƣợc bổ sung và cập nhật theo từng thời kỳ. Kết quả kiểm toán có các kiến nghị đề xuất nhằm khắc phục các sai sót, vi phạm; điều chỉnh, bổ sung quy định, quy trình nghiệp vụ; tăng cƣờng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ; kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân có sai phạm tại các đơn vị đƣợc kiểm toán. Ban kiểm toán nội bộ còn làm đầu mối rà soát và hỗ trợ cung cấp tài liệu, hồ sơ cần xuất trình cho cơ quan thanh tra giám sát tại các đơn vị trong toàn hệ thống. Đôn đốc các đơn vị thực hiện khắc phục các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra.

Ngoài việc áp dụng phần mềm hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động ngân hàng, yếu tố con ngƣời trong công tác này cũng vô cùng quan trọng để có đƣợc những kết luận có tính chính xác, phản ứng nhanh nhẹn với những vấn đề phát sinh. Vì thế, công tác đào tạo kinh nghiệm, kiến thức trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, đặc biệt là rèn luyện đạo đức cho đội ngũ nhân viên là rất quan trọng. Thời gian tới, dự kiến ACB Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai công tác bồi dƣỡng, đào tạo này tại tất cả các phòng giao dịch trên địa bàn. Từ đó phát huy khả năng của đội ngũ nhân sự chất lƣợng cao đã đƣợc đào tạo này trong việc kiểm tra hoạt động của từng phòng giao dịch trực thuộc ACB Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 85 - 89)