Thực trạng chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 69 - 73)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.5. Thực trạng chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng

Nẵng theo Basel II

ACB Đà Nẵng đang từng bƣớc áp dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro thông qua các thông tƣ của NHNN là (1) Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. (2) Dự thảo thông tƣ thay thế thông tƣ 44/2011/TT-NHNN ngày 29.12.2011 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, để đánh giá tốt hơn các loại rủi ro mà ACB Đà Nẵng gặp phải đặc biệt là rủi ro tín dụng.

- Quy định về an toàn vốn tối thiểu

Tháng 12/2016, NHNN đã ban hành Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tính theo đơn vị phần trăm (%) đƣợc xác định bằng công thức:

CAR = C x 100%

RWA + 12,5 (KOR + KMR)

Trong đó:

- C: Vốn tự có;

- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng; - KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động; - KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trƣờng.

Thông tƣ này có nội dung hƣớng theo chuẩn Basel II với nhiều điểm thay đổi so với các thông tƣ trƣớc, nhƣ: Điều chỉnh hệ số CAR từ 9% xuống 8% nhƣng bổ sung yêu cầu vốn cho rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động bên cạnh yêu cầu vốn đối với rủi ro tín dụng. Thông tƣ này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.

Các NH đặc biệt là ACB trong khi thực hiện tính toán vốn, cũng có dịp rà soát lại rủi ro cũng nhƣ công tác quản lý rủi ro của từng phân khúc khách hàng, các yêu cầu về tài sản đảm bảo, …, từ đó phần nào cải thiện công tác quản lý rủi ro và định hƣớng đƣợc kế hoạch hành động để tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro theo thông lệ tiên tiến.

- Hoạt động thanh tra giám sát

Để hòa nhập với xu hƣớng mở cửa cùng với những yêu cầu nghiêm ngặt của thị trƣờng thế giới, NHNN với vai trò lãnh đạo hệ thống NH đã và đang có những bƣớc chuẩn bị để xây dựng mô hình Ngân hàng trung ƣơng thể hiện rõ tính độc lập phù hợp với những chuẩn mực và thông lệ tốt nhất đã và đang đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc. Bằng việc thực hiện các mục tiêu hàng đầu nhƣ:

Xây dựng khung pháp lý và thiết lập cơ quan Thanh tra giám sát NH nhằm hƣớng tới một mô hình cơ quan thanh tra giám sát độc lập, bao gồm đầy đủ nhất về chức năng thẩm quyền và cơ chế hoạt động.

Xây dựng văn bản pháp quy, xây dựng cơ chế. Thực hiện việc xử phạt, kiến nghị xử lý đều đƣợc giao cho cơ quan Thanh tra giám sát.

một hệ thống thông lệ tốt nhất (chứ không phải là thanh tra tuân thủ nhƣ thông lệ của các bộ, ngành khác). Đảm bảo sự hoạt động an toàn có hiệu quả của hệ thống các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế.

NHNN thành lập Cơ quan thanh tra giám sát NH kể từ ngày 30/7/2009 theo Quyết định 83/2009/QĐ-TTg để thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhƣ trên. Tuy nhiên, do mới thành lập hoạt động công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tài chính vẫn còn nhiều bất cập chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của Trụ cột II trong Basel II: Bộ máy giám sát chƣa xây dựng đồng bộ, hiệu quả, phân tán và chồng chéo trong việc kiểm tra giám sát; Quy chế giám sát còn chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế; năng lực của cán bộ giám sát còn hạn chế, tình trạng tham ô còn nhiều lỗ hổng lớn trong quy định giám sát; Hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu sót chƣa có quy định cụ thể và rõ ràng, chƣa đáp ứng đƣợc với sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế.

Các trụ cột của Basel II có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel II cần đƣợc tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác. Điều này đòi hỏi phải có nỗ lực chung của các ngân hàng thƣơng mại (nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, kiểm soát nội bộ) và kiểm soát vĩ mô từ NHNN trong đó hoạt động của cơ quan Thanh tra giám sát giữ vai trò chủ đạo.

- Minh bạch thông tin

Các ngân hàng phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày” cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro… Việc minh bạch thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo sự công bằng và an toàn trong thị trƣờng tài chính, tạo ra một “kỷ luật thị trƣờng”. Nhận thấy tầm quan trọng này, hiện nay tại Việt Nam đã từng bƣớc xây dựng và đƣa ra các quy định cụ thể để thông tin đƣợc minh bạch hơn.

Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 đƣợc Quốc hội ban hành ngày 29/03/2011: quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm toán nhằm thống nhất quản lý hoạt động kiểm toán, xác định quyền và trách nhiệm của

kiểm toán độc lập trong việc kiểm toán, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ, đảm bảo tính thông tin trung thực, hợp lý, công khai, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp và cá nhân.

Theo quy định của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 và Luật số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011:

 Phải công bố báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm đã đƣợc kiểm toán và báo cáo quý và giải trình khi có sự biến động liên tục từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm trƣớc.

 Giải trình khi cổ phiếu không theo xu thế thị trƣờng (tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp hoặc tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp).

 Công bố thông tin thông qua các phƣơng tiện thông tin theo quy định.

 Yêu cầu phải có trang website riêng: có phần dành cho cổ đông và đăng tải Điều lệ công ty, Quy chế quản trị nội bộ, báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính và phải thƣờng xuyên cập nhật, công bố thông tin.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng ban hành Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán.

Mặc dù có nhiều quy định nhƣng việc công bố thông tin của các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế: thiếu chuyên nghiệp, nội dung còn sơ sài, công bố thông tin tài chính ngẫu nhiên và tùy tiện; thông tin chƣa đƣợc kiểm chứng; thông tin đƣợc lọc theo hƣớng có lợi cho ban điều hành, chuẩn mực kế toán chƣa theo quy định của quốc tế. Đây chính là tính không chuyên nghiệp và do thông tin bất cân xứng nên dẫn đến sự không công bằng trên thị trƣờng.

Theo Basel II yêu cầu các NH phải minh bạch, công khai các thông tin về các rủi ro mình đang gặp phải, cấu trúc vốn của NH và mức độ dự phòng, cũng nhƣ khả năng đầy đủ vốn (capital adequacy) để đáp ứng trong trƣờng

hợp có rủi ro… Nhƣng hiện nay căn cứ theo các văn bản quy định nêu trên về việc yêu cầu bắt buộc các ngân hàng công khai các thông tin báo cáo tài chính, hoặc kết quả kinh doanh nhƣng chƣa quy định công khai cơ cấu vốn, công khai cơ cấu rủi ro và các đánh giá rủi ro, mục tiêu và các chính sách quản trị rủi ro của họ; căn cứ theo thực trạng công bố thông tin của các ngân hàng, nhận thấy hệ thống các NHTM Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu theo Trụ cột 3 của Basel II về việc thực hiện minh bạch hóa các thông tin về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II (Trang 69 - 73)