6. Tổng quan tài liệu
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc
Mặc dù Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) đều đã công bố rộng rãi mong muốn hỗ trợ các quốc gia chuẩn bị cho quyết định có nên, bao giờ và bằng cách nào để triển khai Basel II, song cả hai tổ chức tài chính lớn nhất thế giới này đều nhấn mạnh rằng ở bình diện quốc gia, Basel I vẫn là lựa chọn khả thi trong tƣơng lai gần, và rằng Basel II phải đƣợc xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc các tiêu chuẩn về kế toán và quản trị, các thực hành về định giá và phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro khả thi, khung pháp lý và các nguồn lực giám sát đầy đủ. Khi chƣa hội tụ đầy đủ các nhân tố trên, các quốc gia muốn áp dụng Hiệp ƣớc Basel II cần cải thiện hạ tầng tài chính của mình nhƣ là một phần của lộ trình thực hiện Basel II. Theo định hƣớng này, những công việc mà Ngân hàng Nhà nƣớc có thể thực hiện bao gồm:
Một là, nâng cấp hạ tầng cơ sở ngân hàng: Hệ thống pháp lý và các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán phải đƣợc nâng cấp để thực hiện Basel II. Hiện tại, hệ thống luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng của Việt Nam chƣa cập nhật so với các quy định mới trong Basel II. Hệ thống kế toán ngân hàng cũng cần phải đƣợc cải cách theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ theo chất lƣợng, mức độ rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập, chi phí. Bên cạnh đó, NHNN cần tạo điều kiện cho các ngân hàng ứng dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận, trong đó đặc biệt lƣu ý đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (GAAP) và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong xu hƣớng hợp nhất giữa hai chuẩn mực này.
Hai là, nâng cao hơn nữa chất lƣợng thông tin tín dụng: NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lƣợng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng; cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Định kỳ NHNN cũng hƣớng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II; giám sát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức đƣợc xếp hạng.
Ba là, đào tạo và phát triển văn hóa giám sát mới: Basel II buộc các cơ quan giám sát ngân hàng phải học các kỹ thuật đo lƣờng và quản lý rủi ro mới nhƣng quan trọng hơn, sẽ cần phải thay đổi văn hóa giám sát từ việc kiểm tra tuân thủ sang đánh giá rủi ro. NHNN với vai trò là một cơ quan giám sát cần tích cực hƣớng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu vốn tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trƣờng. Những yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng cần đạt đƣợc chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà nƣớc chấp thuận việc sử dụng hệ thống
quản trị rủi ro tƣơng ứng của ngân hàng.
NHNN cần đổi mới nội dung, phƣơng pháp, quy trình thanh tra, giám sát đi đôi với hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ƣớc Basel năm 1988 - Basel I), từng bƣớc tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ƣớc vốn mới (Basel II, Basel III).
Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát ngân hàng: Theo hiệp ƣớc Basel, NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lƣới các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Vì vậy, NHNN đƣợc quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đƣa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phƣơng pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với tổ chức tín dụng khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm đƣợc trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Đầu tiên, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ƣơng xuống cơ sở và có sự độc lập tƣơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nƣớc. Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của Ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra;
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ƣớc, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cƣờng trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nƣớc ngoài;
Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lƣợng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ;
Thứ tƣ, xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phƣơng pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng. Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hƣớng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.
Năm là, cần xây dựng khung pháp lý toàn diện và thống nhất về hệ thống quản lý rủi ro trong NHTM Việt Nam thông qua việc nhanh chóng hoàn thiện và đi vào có hiệu lực đối với dự thảo Thông tƣ quy định về hệ thống Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, làm cơ sở để các NHTM xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của riêng mình. Đồng thời, NHNN Việt Nam cần xây dựng lộ trình cụ thể về thời gian áp dụng Basel II trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc đã triển khai, trong đó nhấn mạnh tới việc phân loại ngân hàng trong triển khai Basel II. Mặc dù áp dụng Basel II là cần thiết và đƣợc xác định trong Chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng 2011 - 2020, nhƣng đối với một số ngân hàng có quy mô nhỏ, đây có thể là “mức nâng tạ quá sức” trong khoảng thời gian từ nay đến 2020.
Sáu là, cần thiết phải xây dựng và ban hành cuốn Sổ tay Basel II đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam (theo kinh nghiệm của Thái Lan), trong đó hƣớng dẫn chi tiết về quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn… liên quan tới việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng theo Basel II. Đồng thời, ban hành các văn bản hƣớng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng ở từng ngân hàng cũng nhƣ việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Đối với các ngân hàng, NHNN cũng cần nêu rõ điều
kiện tiên quyết để có thể xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập. Những ngân hàng nào không đạt yêu cầu sẽ phải sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng độc lập của một tổ chức có uy tín do NHNN chỉ định. Định kỳ, NHNN cũng hƣớng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II. Đối với các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhƣng cũng phải giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lƣợng của các kết quả xếp hạng tín nhiệm này. Không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức đƣợc xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng này cũng phải phù hợp với Hiệp ƣớc Basel II.
Bảy là, hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh Tiền tệ - Ngân hàng. Xây dựng môi trƣờng pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trƣờng lành mạnh và động lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp và ngƣời dân phát triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ƣu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng. Ban hành Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật các tổ chức tín dụng, đồng thời liên tục cập nhật theo tình hình thực tế trong và ngoài nƣớc để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải cách, phát triển hệ thống tiền tệ, ngân hàng an toàn, hiện đại và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật các tổ chức tín dụng hƣớng tới điều chỉnh mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng, không phân biệt đối tƣợng tiến hành hoạt động ngân hàng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cƣờng hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của ngƣời đi vay và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các ngân hàng. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.
cực hƣớng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng. Những yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng thƣơng mại cần đạt đƣợc chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà nƣớc chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tƣơng ứng.