Định nghĩa về tinh thần kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 28 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Định nghĩa về tinh thần kinh doanh

Tinh thần kinh doanh (entrepreneurial orientation) còn được dịch với các nghĩa như tinh thần khởi nghiệp hay tinh thần doanh nhân.

Rindova và cộng sự (2009): Tinh thần kinh doanh là những nỗ lực để mang lại kinh tế, xã hội, thể chế, và môi trường văn hóa mới thông qua các hành động của một cá nhân hoặc nhóm cá nhân [23].

Cole (1949): Một hoạt động có mục đích để khởi sự, duy trì và làm mạnh thêm một doanh nghiệp theo định hướng lợi nhuận [23].

Trung tâm Doanh nghiệp của Đại học Miami Ohio: “Tinh thần kinh doanh là quá trình xác định, phát triển, và mang lại một tầm nhìn đến cuộc sống. Tầm nhìn có thể là một ý tưởng sáng tạo, cơ hội, hoặc chỉ đơn giản là một cách tốt hơn để làm thứ gì đó. Kết quả cuối cùng của quá trình này là việc tạo ra một doanh nghiệp mới, hình thành trong điều kiện rủi ro và sự không chắc chắn đáng kể” [23].

Theo Ponstadt (1998): “tinh thần kinh doanh là quá trình tạo động lực cho sự giàu có. Sự giàu có này có được bởi những cá nhân chấp nhận rủi ro lớn về vốn chủ sở hữu, thời gian và/hoặc cam kết sự nghiệp của việc cung cấp giá trị cho một số sản phẩm hoặc dịch vụ. Những thứ này có thể có hoặc không sự đổi mới hay độc đáo nhưng giá trị phải được truyền bởi các doanh nhân bằng cách đảm bảo và phân bổ các kỹ năng và nguồn lực cần thiết”. Từ định nghĩa này, có thể nói rằng TTKD được cấu thành bởi các yếu tố: (1) chủ động tham gia, (2) tổ chức hoạt động kinh doanh để biến các nguồn lực và các tình huống vào thực tế, (3) biết nắm bắt cơ hội kinh doanh và (4) sự chấp nhận rủi ro hay thất bại [21, tr.9].

Theo Lumpkin và Dess (1996): “Tinh thần doanh nhân là một quá trình, sự rèn luyện và một hoạt động mang tính đưa ra quyết định và tất cả đều dẫn đến một cánh cửa mới” được thể hiện thông qua các chiều hướng sau: “khuynh hướng hoạt động độc lập, sự sẵn sàng đổi mới sáng tạo và chấp nhận rủi ro, và xu hướng chủ động cạnh tranh với các đối thủ trong ngành và tiên phong trong các cơ hội xâm nhập thị trường” [18].

Như vậy, từ các định nghĩa trên, có thể hiểu: tinh thần kinh doanh/tinh thần doanh nhân là quá trình nỗ lực khởi sự, duy trì và phát triển doanh

nghiệp của doanh nhân thông qua sự sẵn sàng đổi mới/sáng tạo (sản phẩm/dịch vụ, thị trường), chủ động (cạnh tranh) và dám chấp nhận rủi ro.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 28 - 30)