Những rào cản đối với tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 53 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.4. Những rào cản đối với tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân

so với tổng số lao động nữ Nam doanh nhân** so với tổng số lao động nam Người chủ nữ thuê so với tổng số lao động nữ Người chủ nam thuê so với tổng số lao động nam Chủ doanh nghiệp nữ so với tổng số lao động nữ Chủ doanh nghiệp nam so với tổng số lao động nam 2007 61,3 52,4 2,7 3,8 58,6 48,6 2008 .. .. .. .. .. .. 2009 50,1 48,9 3,2 6,3 46,9 42,6 2010 .. .. .. .. .. .. 2011 46,3 47,3 1,8 3,9 44,5 43,4 2012 47,8 47,9 1,7 3,7 46,1 44,2 Trung bình của 4 năm 51,35 49,11 2,35 4,43 49,03 44,70

* Phần còn lại của dân số có làm việc gồm phụ nữ và nam giới được trả tiền lương, lao động gia đình không được trả lương, và các thành viên của hợp tác xã.

** Tổng số doanh nhân = chủ thuê + chủ doanh nghiệp

(Nguồn: [25, tr.8])

1.4.4. Những rào cản đối với tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân Việt nhân Việt

Lý thuyết kinh tế chuẩn khẳng định rằng những người khởi sự kinh doanh riêng mình khi lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh/tự kinh doanh

vượt quá thu nhập và lợi ích từ việc làm công ăn lương. Đối với cả hai quốc gia công nghiệp phát triển và đang phát triển, nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này là tương tự nhau. Chúng bao gồm: (1) khả năng cá nhân, (2) lợi ích liên quan đến kinh doanh, (3) khó khăn về vốn, (4) chi phí gia nhập, và (5) các yếu tố thuộc về chi phí cơ hội trở thành doanh nhân (Minniti và Naud 2010) [29].

Doanh nhân nữ Việt Nam thiếu tiếp cận vốn tài chính:

Trong các yếu tố ảnh hưởng tới việc khởi nghiệp nêu trên, thiếu tiếp cận nguồn vốn tài chính là yếu tố hạn chế phát triển kinh doanh của nữ doanh nhân Việt được trích dẫn nhiều nhất trong các cuộc điều tra và phỏng vấn. Nữ doanh nhân tiếp cận nguồn vốn từ cả hai nguồn chính thức và không chính thức. Họ thường bị bất lợi trong việc cung cấp tài sản thế chấp để đảm bảo một khoản vay ngân hàng vì trên tài sản kết hôn quy định Giấy chứng nhận sử dụng đất phải bao gồm tên của cả vợ và chồng. Phụ nữ chỉ có thể sử dụng chúng đem thế chấp khi có sự đồng ý của chồng. Tuy nhiên, với xã hội Việt, đàn ông thường không thích vợ tham gia kinh doanh vì muốn chăm sóc cho gia đình đồng thời không muốn vợ hơn mình. Thiếu tiếp cận với nguồn vốn về mặt lý thuyết sẽ làm giảm lợi nhuận để tự kinh doanh và do đó có thể ngăn cản phụ nữ trở thành doanh nhân. Và cuộc khảo sát các doanh nghiệp khu vực chính thức của UNIDO tìm thấy rằng các nữ doanh nhân dựa vào các nguồn quỹ của chính họ, của gia đình và bạn bè hơn là tín dụng ngân hàng để khởi nghiệp.

Chi phí cơ hội cho việc tự kinh doanh:

Chi phí cơ hội tự kinh doanh là rất thấp, nếu làm công ăn lương được trả lương là rất khó khăn. Điều này có thể là động lực cho các nữ doanh nhân quyết định tự khởi nghiệp.

Bảng 1.13 và bảng 1.14 thể hiện sự so sánh giữa nam và nữ doanh nhân Việt Nam về động lực kinh doanh.

Bảng 1.13. Động lực cho sự khởi nghiệp tại Việt Nam 2007

% phụ nữ được phỏng vấn

% nam giới được phỏng vấn “Cơ hội”: Tôi nhìn thấy một cơ hội tốt

/ Tôi có một kỹ năng tốt cho một công việc

72 80

“Sự cần thiết”: Thất nghiệp / Quá ít thu nhập / truyền thống kinh doanh của gia đình / người khác khuyên tôi / làm cho con tôi

28 20

Nguồn: [29]

Bảng 1.14. Động lực cho giai đoạn sớm hoạt động kinh doanh (các doanh nghiệp hoạt động ít hơn 3,5 năm) tại Việt Nam 2013

% nữ được khảo sát % nam được khảo sát Theo hướng cơ hội 74.6 75.2

Theo hướng sự cần thiết 25.4 24.8

Cả hai khảo sát được tóm tắt ở bảng 1.13 và bảng 1.14 cho thấy đa số các doanh nhân nữ và nam (lớn hơn 70%) bắt đầu kinh doanh bởi vì họ nhận thấy một cơ hội. Ít hơn 30% doanh nhân đã bắt đầu từ sự cần thiết. Kết quả trên cũng chỉ ra rằng các doanh nhân nữ nhiều hơn so với nam giới về lý do dựa trên sự cần thiết. Điều này cho thấy phụ nữ ở Việt Nam ít có khả năng để trở thành doanh nhân hơn so với nam giới.

Gia nhập bị giới hạn:

Những định kiến giới và thái độ truyền thống làm hạn chế sự lựa chọn của phụ nữ trong việc khởi sự kinh doanh. Tại Việt Nam, các lĩnh vực như xây dựng, chính trị, khoa học và công nghệ theo truyền thống được xem là lĩnh vực phái nam, trong khi y tế, giáo dục hoặc sản xuất thâm dụng lao động (hàng dệt may, giày dép) được coi là thích hợp hơn đối với phụ nữ. Những

nhận thức đó làm hạn chế nữ doanh nhân thâm nhập đa dạng vào nhiều ngành/lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận/cơ hội cao. Bên cạnh đó, vấn đề sự liên kết cũng làm hạn chế sự nhập cuộc của nữ doanh nhân. Thường khách hàng và đối tác kinh doanh ít nhiệt tình khi tiến hành kinh doanh với nữ doanh nhân, đặc biệt là đầu mối quan hệ bởi trách nhiệm lo toan công việc gia đình vẫn đè lên vai của người phụ nữ, họ ít có thời gian ngoài giờ để giữ gìn và xây dựng mối quan hệ với các bên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)