6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg 1998).
Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0,45 (vì số lượng nữ doanh nhân nghiên cứu là 157) trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal components với phép xoay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >= 50% (Gerbing và Anderson, 1988), với điều kiện là chỉ số KMO >= 0,5. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố thích hợp.
Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết Ho: độ tương quan giữa các biến quan sát không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,005) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng và Ngọc 2005).
Bảng 3.9. KMO của tổ hợp các biến độc lập KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .771 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1352.383
Df 190
Sig. .000
Trị số KMO trong trường hợp này đạt 0.771 > 0.5 cho thấy dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố và Sig của Bartlett's Test = 0.000 <0.05 cho biết các biến quan sát có tương quan với nhau trên tổng thể.
Bảng 3.10. Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập
Rotated Component Matrixa
Component 1 2 3 4 5 CN3 .844 CN1 .836 CN2 .748 CN5 .721 CN4 .688 QL1 .777 QL4 .746 QL3 .741 QL5 .728 KCC3 .771 KCC1 .734 KCC4 .705 KCC5 .685 KCC2 .653 DH5 .886 DH4 .867 DH3 .838 NT1 .862 NT2 .813 NT4 .768
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations.
Qua bảng kết quả trên, ta thấy các biến CN1, CN2, CN3, CN4 và CN5 có tương quan với nhau thuộc nhân tố 1, nhóm này là yếu tố chủ nghĩa cá nhân, viết tắt là CN; các biến QL1, QL3, QL4 và QL5 thuộc nhóm nhân tố 2, nhóm này là yếu tố khoảng cách quyền lực, viết tắt là QL; các biến KCC1, KCC2, KCC3, KCC4 và KCC5 thuộc nhóm nhân tố 3, nhóm này là yếu tố né tránh sự không chắc chắn, viết tắt là KCC; các biến DH3, DH4 và DH5 thuộc nhóm nhân tố 4, là yếu tố định hướng dài hạn, viết tắt là DH và các biến NT1, NT2 và NT4 thuộc nhóm nhân tố 5, là yếu tố nam tính, viết tắt là NT. Hệ số tải nhân tố của các mục hỏi đều thỏa mãn điều kiện và được giữ lại trong các phân tích tiếp theo.
Bảng 3.11. KMO của tổ hợp các biến phụ thuộc KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .720 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 374.240
Df 28
Sig. .000
Trị số KMO trong trường hợp này đạt 0,720 > 0.5 cho thấy dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố và Sig của Bartlett's Test = 0,000 <0.05 cho biết các biến quan sát có tương quan với nhau trên tổng thể.
Bảng 3.12. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc
Rotated Component Matrixa
Component
1 2
CĐ1 .816
ĐM3 .759 CĐ3 .698 ĐM2 .610 ĐM1 .546 RR3 .857 RR2 .824
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 3 iterations.
Qua bảng kết quả trên, ta thấy các biến CĐ1, CĐ2, ĐM3, CĐ3, ĐM2 và ĐM1 có tương quan với nhau thuộc nhân tố 1, nhóm này là yếu tố sự chủ động, đổi mới/sáng tạo của doanh nhân và viết tắt là TTKD1; các biến RR2 và RR3 thuộc nhóm nhân tố 2, là yếu tố chấp nhận rủi ro của doanh nhân, được viết tắt là TTKD2. Các mục hỏi đều thỏa mãn điều kiện và được giữ lại trong các phân tích tiếp theo. Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam, các nữ doanh nhân được phỏng vấn nhìn nhận tinh thần kinh doanh ở góc độ là tính chủ động, đổi mới/sáng tạo và sự chấp nhận rủi ro. Do đó, những phần sau sẽ phân tích các yếu tố văn hóa đối với 2 góc độ tinh thần kinh doanh trên.